Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

"Em ngươi đâu ?"

 

Linh Mục Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh

 

Một cảm giác khó tả
Cuối cùng th́ ngày 22-04-2010, Toà Thánh Vatican đă chính thức loan tin: đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục Đàlạt, đương kim Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đă được Toà Thánh bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Phó Hà Nội với quyền kế vị. Chuyện thay thế Đức Tổng Giám Mục Giu-se Ngô Quang Kiệt chỉ là vấn đề thời gian.

Bất cứ ai theo dơi tin tức trên mạng trong những tháng gần đây, đều đă được chuẩn bị để đón nhận thông tin này, nên nói là ngạc nhiên th́ không đúng. Tuy vậy, bản thân tôi vẫn cảm thấy một cái ǵ vừa ngột ngạt vừa đăng đắng trong cổ họng. Tôi chợt nhớ đến h́nh ảnh chiếc xe tăng T54 cách đây 35 năm đă húc vào cổng Dinh Độc Lập Sài-g̣n, và bỗng có cảm tưởng chiếc xe tăng đó hôm nay đang húc vào Cổng Toà Tổng Giám Mục Hà Nội. Xin ghi lại sau đây mấy suy nghĩ từ biến cố mới được Toà Thánh loan báo trên đây.

 

“V́ lư do sức khoẻ”
Nay th́ đă rơ là Đức Tổng Kiệt đă nộp đơn lên Toà Thánh xin từ chức “v́ lư do sức khoẻ”. Được biết: từ hơn một năm rồi, ngài bị mất ngủ triền miên. Từ đó dẫn đến suy nhược. Và khi thấy không c̣n có đủ sức khoẻ thể xác và tinh thần để chu toàn trách nhiệm, một trách nhiệm hết sức nặng nề, trong một t́nh huống muôn phần khó khăn, th́ xin từ chức là việc làm hợp lư của người có ư thức trách nhiệm.

Thế nhưng không ai t́m hiểu vấn đề mà không đối mặt với câu hỏi: Đành rằng suy nhược là do mất ngủ, nhưng mất ngủ do đâu? Khỏi cần nhắc lại những năm làm giám mục Lạng Sơn, trên một địa bàn mênh mông bát ngát, một giáo phận không Toà Giám Mục, không chủng viện, rong ruổi hết xứ đạo này tới xứ đạo khác, một ḿnh vừa làm cha xứ, vừa làm giáo lư viên kiêm ca trưởng, kiêm luôn chức ông từ kéo chuông, con người đó không hề biết mệt. Vấn đề sức khoẻ cũng không được đặt ra khi ngài về nhận chức Tổng Giám Mục Hà Nội năm 2005. Ngay trong giai đoạn nổ ra vụ Toà Khâm Sứ, Thái Hà, ta dễ đoán t́nh trạng căng thẳng ngài phải gánh chịu, thế nhưng không có dấu hiệu ǵ cho thấy sức khoẻ của ngài có vấn đề. Qua đoạn băng vidéo ghi lại cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn Toà Tổng Giám Mục Hà Nội với lănh đạo Thành phố tại trụ sở UBND/HN ngày 21-09-2008 ta thấy một Đức Tổng Kiệt trẻ trung, lanh lợi, đầy sức sống, ăn nói hoạt bát, phong thái tự tin. Tại đây ngài đă có lời tuyên bố chắc nịch: “Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin – cho”. Trong một xă hội b́nh thường th́ khẳng định trên đây chẳng có ǵ là độc đáo đáng cho ta để ư. Nhưng trong chế độ độc tài toàn trị, th́ lời tuyên bố này có thể ví như một quả bom. Đó chính là lư do khiến chính quyền cộng sản Hà Nội lồng lộn lên, và từ đó t́m đủ mọi cách để triệt hạ người đă to gan dám đụng tới quyền lực họ đang nắm trong tay.

 

Đẩy ra khỏi địa bàn Hà Nội
Tiếp theo sau lời tuyên bố của Đức Tổng Kiệt là cả một chiến dịch nhằm triệt hạ uy tín của ngài qua các phương tiện thông tin tuyên truyền của Hà Nội, mà cao điểm hẳn là những ǵ đă diễn ra tại Đền Thánh Giê-ra-đô Thái Hà đêm 21-09-2008: Một đám người điên loạn, nay được gọi cách trân trọng là “quần chúng tự phát”, tay đập phá tường rào, miệng gào thét “Giết Tổng Giám Mục Kiệt!” Tiếp đến là một việc làm văn minh hơn, đó là văn thư ông Chủ Tịch UBND/Tp. Hà Nội gửi Đức Cha Chủ Tịch HĐGM/VN tố cáo Đức Tổng Kiệt gây xáo trộn xă hội, và đề nghị thuyên chuyển ngài khỏi địa bàn Tp. Hà Nội (xem phụ lục 1). Và ngay sau đó, Đức Cha Chủ tịch HĐGM/VN đă có văn thư trả lời (xem phụ lục 2). Điều đáng ngạc nhiên chính là văn thư trả lời của HĐGM/VN.

 

Cùng phản bác cơ chế xin – cho
Ở đây tôi chỉ nói đến một điểm mà h́nh như cho đến giờ này ít ai (hay chưa có người) bàn tới, đó là điểm tương đồng giữa lời tuyên bố của Đức Tổng Kiệt với Thư Ngỏ HĐGM/VN gửi Quốc hội và các cơ quan lập pháp tiếp theo sau đại hội các giám mục năm 2002, mà nội dung căn bản là phản bác cơ chế xin – cho (xem phụ lục 3). Đọc lá Thư ngỏ này, ta có cảm tưởng như đang chứng kiến cảnh một thiên thạch rớt xuống địa cầu. Là v́ trong một chế độ độc tài mà lại phản bác cơ chế xin – cho th́ có khác ǵ nói lời tuyên chiến! Và ngay tại Sài-g̣n th́ Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đă trân trọng gửi văn kiện đó cho ông Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Tp. HCM sau khi đă gửi cho Đại hội những người Công Giáo Việt Nam Nam xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc lần IV. Thế th́ khi phản bác cơ chế xin – cho tại trụ sở UBND Tp Hà Nội, Đức Tổng Kiệt không làm ǵ khác hơn là lặp lại lập trường của HĐGM/VN qua Thư ngỏ 2002 vừa nói. Chính v́ vậy mà trong văn thư trả lời Chủ tịch UBND Tp. HN, lẽ ra HĐGM/VN phải minh định là khi phản bác cơ chế xin – cho, Đức Tổng Kiệt đă phản ánh hoàn toàn đúng lập trường của HĐGM/VN, và do đó HĐGM/VN mạnh mẽ ủng hộ lời tuyên bố của Đức Tổng Kiệt. Thế nhưng việc này đă không xảy ra.

 

Thư ngỏ 2002 có c̣n giá trị?
Nay nhắc lại việc này, thiết tưởng HĐGM/VN cần soi sáng cho công luận biết: HĐGM/VN có c̣n giữ nguyên lập trường phản bác cơ chế xin – cho đă được minh định trong Thư ngỏ 2002 không? Nếu có, tại sao không công khai hỗ trợ Đức Tổng Kiệt? Nếu không, có phải v́ đó là một lập trường sai lầm, và sai lầm ở những điểm nào? Bao lâu công luận chưa được soi sáng, th́ những chuyện ngờ vực hay hiểu lầm là không tránh khỏi.

 

Lẻ loi đơn độc
Trở lại với văn thư Đức Cha Chủ Tịch HĐGM/VN trả lời Chủ tịch UBND/Tp. Hà Nội kèm theo bản “Quan điểm”, ta dễ dàng nhận ra vị trí của Đức Tổng Kiệt trong HĐGM/VN. Trước những lời kết án của Chủ tịch UBND/Tp Hà Nội th́ HĐGM/VN khẳng định: Đức Tổng Kiệt đă không làm ǵ trái giáo luật. Và trong khi Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, qua vụ Toà Khâm Sứ – Thái Hà, tranh đấu cho công lư hoà b́nh, th́ văn thư của HĐGM/VN xem đó chỉ là chuyện đ̣i đất. Văn thư đó như lằn ranh phân chia một bên là Đức Tổng Giám Mục Hà Nội và bên kia là các vị khác trong HĐGM/VN. Đọc văn thư đó, ta thấy được Đức Tổng Kiệt lẻ loi đơn độc như thế nào ngay trong hàng ngũ anh em giám mục của ḿnh. Và theo tôi, đây mới là nguyên nhân của căn bệnh mất ngủ triền miên dẫn đến suy nhược. Cuối cùng Đức Cha Kiệt đă đệ đơn xin từ chức Tổng Giám Mục Hà Nội, và nay đă có Tổng Giám Mục Phó với quyền kế vị; theo nhiều nguồn tin khá thông thạo, th́ việc chuyển ngôi sẽ không c̣n xa.

Trước việc chuyển ngôi tại Toà Tổng Giám Mục Hà Nội, hẳn không có ai hả hê đắc chí bằng chính quyền cộng sản Hà Nội. Nhân dịp mừng Ngàn năm Thăng Long, thiết tưởng đây là món quà quư giá nhất từ phía Giáo Hội Công Giáo. Tôi chợt nghĩ đến tiệc mừng sinh nhật của Hê-rô-đê mà món quà không phải ǵ khác hơn là cái đầu của Gio-an Tẩy Giả (Mc 6,27).

 

Những người thừa kế các Tông Đồ
Lúc này đang là Mùa Phục Sinh. Sách Công vụ Tông Đồ đọc mỗi ngày trong Thánh Lễ cho chúng ta thấy các Tông Đồ sau biến cố Phục Sinh, sau khi đón nhận Chúa Thánh Thần, đă thay đổi như thế nào. Trong cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su, một người đă chối Chúa (mà lại là thủ lănh!), số c̣n lại th́ bỏ Chúa, và với cái chết nhục nhằn thê thảm trên thập giá, cuộc đời Đức Giê-su đă kết thúc trong thất bại ê chề. Nhưng biến cố Phục Sinh đă thay đổi tất cả. Những con người hèn nhát, nay không c̣n sợ hăi, những con người vốn không chữ nghĩa, xuất thân từ giới b́nh dân, nay công khai tranh luận với các kinh sư chữ nghĩa cùng ḿnh. Khi đối mặt với nhà cầm quyền, các ông đă khẳng khái tuyên bố: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm” (Cv 5,29). Nay trước bao nhiêu vấn đề xă hội: bất công, tham nhũng, phá thai, buôn người, nhường đất nhường biển cho ngoại bang, tất cả gói gọn trong một thứ tội tổ tông là độc tài đảng trị, th́ sự thinh lặng cũng như thái độ ngoan ngoăn của các giám mục Việt Nam đối với nhà cầm quyền, không theo khuôn vàng thước ngọc của các Tông Đồ ngày xưa: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm”. Và cũng từ đây ta hiểu được tại sao cộng đoàn tín hữu Công Giáo Hà Nội, linh mục, tu sĩ cũng như giáo dân, đă hết ḷng tŕu mến, thiết tha gắn bó với vị mục tử quyết t́nh noi gương Chúa Giê-su, vị mục tử sẵn sàng hy sinh tính mạng v́ đoàn chiên: Đức Cha Giu-se Ngô Quang Kiệt.

 

Kết luận: Em ngươi đâu ?
Bổ nhiệm giám mục là quyền tuyệt đối của Đức Giáo Hoàng. Nguyên tắc là như vậy. Thế nhưng trong một nước cộng sản như Việt Nam, th́ mọi chuyện không đơn giản như thế. Ai cũng biết lập trường của chính quyền Hà Nội là bằng mọi giá phải thuyên chuyển Đức Tổng Kiệt khỏi địa bàn Hà Nội. Nay việc đó đang diễn ra. Chính quyền cộng sản đă dùng những biện pháp nào, qua những trung gian nào để tác động lên Toà Thánh Vatican và các giám mục th́ không ai biết. Trong tư cách là tín hữu Chúa Ki-tô trên đất nước Việt Nam hôm nay, ta chỉ có thể cầu xin cho người sẽ thay thế Đức Tổng Kiệt, được b́nh an thanh thản v́ chỉ vâng lời Đức Thánh Cha để chu toàn một trách nhiệm muôn phần khó khăn nặng nề, và đă không làm bất cứ điều ǵ để phải đối mặt với câu hỏi xưa Chúa đă hỏi Ca-in: “Em ngươi đâu ?” (St 4,9)

 

Sài-g̣n, ngày 22 tháng 04 năm 2010
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
pascaltinh@gmail.com

*

Phụ lục 1: Thư của Nguyễn Thế Thảo gởi HĐGMVN

 

Phụ lục 2: Thư phúc đáp của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

 

Phụ lục 3: Thư Ngỏ Của Các Giám Mục Việt Nam


<< trở về đầu trang >>
free counters