Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Đội quân bí mật vẫn tiếp tục cuộc chiến Việt Nam

Đội quân bí mật vẫn tiếp tục cuộc chiến Việt Nam


Nguồn: William Lloyd George, The Independent

 

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

Được tuyển dụng và vũ trang bởi CIA vào những năm 1960, những người Hmông vẫn c̣n bị kẹt giữa rừng địch, bị Mỹ và cả thế giới bỏ quên.
 

Ngược lên một con đường đất quanh co qua những ngọn núi xanh tốt vọng ra âm thanh của những tiếng huưt sáo từ hai bên đường. Suưt hụt mất một chiếc xe máy chạy qua, hai chàng trai trẻ với súng máy nhảy ra khỏi khu rừng dày đặc.

Ḿnh cần phải đi nhanh, nhưng khi một cậu bé kéo tôi ngược lên phía trên cùng của một con dốc lầy lội, bùn đất dốc theo cánh tay bắn cả vào mắt. Cậu ta cố ngăn ḍng nước mắt ứa ra.

Trong một khoảng trống nhỏ xíu cắt dọn khỏi cánh rừng tre dày đặc, bốn cậu bé, có lẽ không quá 18 đang th́ thầm với nhau. Vă mồ hôi v́ phải leo trèo nhanh và cơn nóng hừng hực, họ phơi những bộ đồng phục màu xanh rách nát của ḿnh trên các nhánh tre và dựng những khẩu súng AK-47 cũ móp méo sang một bên.

Đây là những dấu tích c̣n lại của Quân đội Hoàng gia Lào, đuợc tuyển dụng bởi người Mỹ để phá vỡ đường tiếp tế Hồ Chí Minh trong Chiến tranh Việt Nam. Mặc dù Lào đă từng tuyên bố trung lập, quân đội Việt Nam đă vẫn hoạt động ở đó và CIA đă nh́n Lào như một mặt trận khác để chống lại sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản.

Đối với cả phần c̣n lại của thế giới, việc chiếm được thành phố Sài G̣n – bây giờ thành phố Hồ Chí Minh – của quân đội Bắc Việt vào năm 1975 đă đánh dấu sự kết thúc chiến tranh Việt Nam, nhưng đối với người Hmong, đấy chỉ là sự khởi đầu. Khi chế độ cộng sản Pathet Lào lên nắm quyền, họ đă tuyên bố sẽ quét sạch tất cả người Hmong khỏi đất Lào. Kể từ đó, người Hmong đă lẩn trốn giấu ḿnh trong rừng sâu và hoàn toàn cách ly khỏi thế giới bên ngoài.

Những binh lính trẻ đă dẫn đường cho người dân của ḿnh vào sâu phía sau lằn ranh quân địch trong Saysomboun – “khu vực đặc biệt”. Họ bước đi nhẹ nhàng và th́ thầm, bởi v́, họ cảnh báo, “kẻ thù ở khắp mọi nơi”.

Trèo núi suốt ngày đêm, một số lên thẳng các rặng núi cao để tránh quân thù đi tuần, cuối cùng chúng tôi được dẫn đến lối vào trại của họ. Cả một cộng đồng lăn ra trên mặt đất kêu khóc thảm thương và cầu xin được giúp đỡ. Những phụ nữ lớn tuổi run bật lên v́ xúc động khi kể lại những nỗi kinh hoàng mà họ đă chứng kiến, trong khi những trẻ nhỏ khóc ̣a khi vừa nh́n thấy một người từ thế giới bên ngoài. Cho Her, người cựu nhân viên CIA nằm úp mặt xuống xuống bùn đất, cầu nguyện cho người dân của ḿnh được giải cứu. “Mỹ và các nhà lănh đạo trên thế giới hăy đến đây giải cứu chúng tôi và ngăn chặn chính phủ Lào khỏi sự ngược đăi chúng tôi v́ đă từng là lính của CIA trong cuộc chiến bí mật”, ông nói.

Hơn 30 năm trước, khi chiến tranh Việt Nam đă kết thúc, CIA rút các điệp viên của ḿnh ra th́ Cher Fer c̣n là một thanh niên trẻ. Khi người Mỹ rời đi, họ đă mang đi một số chiến sĩ Hmong với họ, nhưng đă bỏ lại hơn 10.000 đồng minh của họ để tự bảo vệ lấy ḿnh. Cay đắng v́ bị bội phản, chính phủ Lào đă bách hại những người từng chiến đấu bên cạnh người Mỹ, buộc người Hmong phải rút lui vào rừng sâu.

“Chúng tôi không có lựa chọn ǵ ngoài việc bắt buộc phải dùng súng ống người Mỹ cung cấp và trốn lên rừng”, Chong Pa Thao, một cựu nhân viên CIA khác vừa nói vừa lau ḍng nước mắt từ đôi má của ông. “Sau đó, người Việt Nam phối hợp lực lượng với những người cộng sản Lào săn bắn chúng tôi như những con vật trong rừng rậm, ǵết hại và bỏ mặc xác chết của người chúng tôi thối rữa trong rừng”.

Các thành viên của lực lượng chiến đấu kinh hoàng từng một thời đầy tự hào bây giờ nằm trên mặt đất, buông bỏ tất cả phẩm giá để cầu xin được cứu giúp, thậm chí chỉ từ một nhà báo – hiện thân Tây Phương của họ – đến thăm. Tự xác nhận ḿnh là lính CIA, họ năn nỉ và năn nỉ hơn nữa xin người Mỹ trở lại để đưa họ ra khỏi “địa ngục trần gian” của ḿnh.

“Tôi là CIA. Năm 1970, ông Jerry đă cho tôi khẩu M79 này và bảo tôi bắn quân thù” Cher Fer nói trong một giọng Mỹ hoàn hảo, khi ông giơ cao một khẩu súng phóng lựu cũ mèm trong không khí.

“Chúng tôi đă mất đi hàng ngàn quân lính cho Mỹ – khi các binh sĩ Lào giết chúng tôi họ cảm thấy như họ đă giết chết được một người lính Mỹ. CIA phải đến cứu lấy chúng tôi”.

Nỗi hoang tưởng về một ngày nào đó người Mỹ sẽ đến giải thoát ḿnh đă động viên các cựu chiến binh và gia đ́nh họ đấu tranh mà chờ đợi được trong 30 năm qua. Nhưng bất chấp sự liên minh của CIA với phiến quân Hmong, chính phủ Mỹ đă có ít nỗ lực để mang họ ra khỏi rừng trú ẩn.

Bill Lair, người nhân viên CIA huyền thoại từng điều phối các hoạt động xây dựng một đội quân kháng chiến chống cộng sản từ những người dân bộ lạc rừng rú kém giáo dục, đă bảo vệ hành động của Cơ quan T́nh báo. Phát biểu qua điện thoại từ nhà của ông ở Waco, Texas, ông nói rằng Hoa Kỳ ban đầu đă tuyển dụng người Hmong và đă xử dụng người Thái để huấn luyện họ bởi v́ người Hmông “giỏi hơn so với bất cứ ai khác xung quanh, mỗi bước đi của họ là ở cùng khắp do đó họ có thể di chuyển nhanh hơn quân địch rất nhiều”.

Nhưng khi được hỏi bây giờ Mỹ có nên thực hiện các biện pháp để cứu họ, ông trả lời: “CIA không mang nợ họ điều ǵ cả. Chúng tôi đă cho họ sự lựa chọn để rời đi nhưng họ đă quyết định ở lại, nghĩ là ḿnh có thể quay trở lại cách đă từng sống ở vùng núi non”.

Vào năm 2007, Vang Pao, vị lănh đạo phiến quân Hmong được chỉ định bởi CIA, người sau đó di cư sang Mỹ và trở nên một nhà lănh đạo cộng đồng người Hmong ở đó, đă bị bắt tại California và bị Mỹ kết tội âm mưu lật đổ chính phủ Lào. Sau đó những tội trạng này đă được hủy bỏ, nhưng bản thông điệp chỉ ra rơ ràng: Mỹ giờ đây đứng về phía Lào, kẻ thù cũ của họ, một kẻ thù mà họ đă huấn luyện Vang Pao để chiến đấu chống lại.

Sự việc đắc cử của Barack Obama vào Nhà Trắng đă được xem là một ngọn hải đăng của niềm hy vọng cho những người ủng hộ người Hmong. Tổng thống đă kêu gọi tất cả các phe phái phải tôn trọng luật pháp quốc tế và “đảm bảo rằng những người Hmong lạc loài đó không phải ở trong những phương cách nguy hiểm”. Tuy nhiên, bất chấp một cuộc tranh căi quốc tế sôi nổi, hơn 4.500 người tị nạn Hmong đă bị Thái Lan, nơi họ đă t́m cách lánh nạn, buộc phải hồi hương về Lào. Chính phủ Mỹ đă ra tuyên bố nói rằng họ có quan tâm, nhưng đă không có hành động ǵ.

Tiếp theo đó chính phủ Lào đă mời ba dân biểu Hoa Kỳ sang thăm. Sau đó đă tuyên bố rằng những người trở về đă được cư xử tốt khiến thổi lên ngọn lửa giận dữ giữa những người ủng hộ Hmong cho rằng chuyến đi đă bị vận dụng bởi chính phủ Lào.

Vài tuần sau, Dân biểu tham quan Joseph Cao cho biết ông muốn tăng viện trợ cho Lào. Nhưng các nhà lănh đạo Hmong tin rằng viện trợ của Mỹ đă được đổ vào các nỗ lực quân sự của chính phủ Lào để loại trừ người Hmong, như người Hmong vẫn tự gọi ḿnh là “những đồng minh của CIA bị lăng quên”.

Bị cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, đây là lần đầu tiên các nhà lănh đạo trong rừng đă được nghe biết rằng những người tị nạn Hmong đă bị đưa trở lại Lào. Khi nhận được những tin tức này, sự tuyệt vọng của họ là hiển nhiên.

“Tối thiểu là trước đây chúng tôi nghĩ rằng ḿnh có thể trốn thoát sang Thái Lan nhưng bây giờ chúng tôi không c̣n có nơi nào để chạy đi” ông Chao Fer vừa nói vừa nh́n trông qua rặng núi chỉ cách đó ba dặm. “Chúng tôi không thể cứ tiếp tục chạy, sớm muộn ǵ tất cả chúng tôi sẽ chết ở đây. Ngay trên núi đó là nơi của đối phương và khi chúng tôi đang nói chuyện, họ đang săn bắt chúng tôi xuống bằng chó – chỉ c̣n là vấn đề thời gian trước khi chúng lại tấn công chúng tôi một lần nữa”.

Vài tuần trước đó quân đội Lào đă tràn ngập vào một doanh mà họ tin là của người Hmong trước đây trong một phần của chiến dịch chuẩn bị cho Các cuộc Thi đấu Thể thao lần thứ 25 của vùng Đông Nam Á. Trong cuộc đột kích một cậu bé 14 tuổi bị giết chết, những người chỉ huy cho biết là cậu bé không có vũ trang và đă chỉ đi lùng kiếm thức ăn để nuôi gia đ́nh ḿnh.

“Tháng trước, con trai tôi đă bị cộng sản bắn chết” mẹ của cậu bé vừa nói vừa chuẩn bị thức ăn cho những đứa con khác của bà. Nó không có súng ống ǵ, chỉ đi t́m ra thức ăn cho chúng tôi thôi, nhưng tôi không có khả năng để làm bất cứ điều ǵ – Tôi chỉ có thể chết trong rừng này”.

Những cuộc tấn công thường xuyên buộc các nhóm phải thay đổi trại mỗi hai tuần lễ và chia ra thành nhóm nhỏ để tránh các cuộc tấn công quy mô lớn của quân đội Lào. Điều này đưa đến việc cộng đồng không có cơ hội để nuôi trồng thực phẩm hoặc đạt đến được một cách sống thích hợp hơn. Khi không có sự lựa chọn khác, luộc chín lá cây đă trở thành chế độ ăn uống hàng ngày của họ và chỉ có những lúc may mắn nếu họ có thể bắt được một con khỉ hoặc loài chuột rừng. Việc thiếu ăn đă khiến họ trông suy dinh dưỡng rơ rệt – cả người già và trẻ con đều có những cái bụng sưng lên.

Ăn các loại cây lá khiến họ đói lả, cho nên như loài vật, các phụ nữ và trẻ em đến các ngọn đồi xung quanh, để đào bới bằng tay và đầu gối của ḿnh. Bên ngoài trại, họ cho biết nhiều phụ nữ và trẻ em đă bị giết bởi quân đội Lào và những “người may mắn” thoát chết th́ có những vết thương v́ đạn bắn để khoe ra.

“Tôi cảm thấy đau khổ khi cho con ḿnh những thức ăn cây lá này, nhưng chúng tôi không có lựa chọn nào khác”, một bà mẹ giải thích. “Đi săn th́ hết sức nguy hiểm và chúng tôi không thể đến gần các làng mạc, v́ cộng sản sẽ giết chúng tôi. Đôi v́ quá sợ hăi không dám ra khỏi rừng, chúng tôi chỉ đành nhịn đói”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lao Khenthong Nuanthasing đă chối bỏ sự tồn tại của nhóm người này, ông nêu rơ là nếu có bất cứ ai tồn tại như thế th́ chẳng là ai khác hơn “những băng cướp”. Tuy nhiên, theo người Hmong cho biết, gần đây quân đội Lào đă gia tăng chiến dịch của họ với sự hỗ trợ của Việt Nam. Những người lănh đạo Hmong thuật lại rằng cường độ của những cuộc tấn công chống lại họ đă tăng lên và các nhóm người của họ đang bị đẩy xa và sâu hơn vào trong rừng.

Một chuyến đi của Vang pao được thu xếp đến thăm Viêng Chăn, thủ đô Lào, để cố gắng và tạo nên một thỏa thuận ḥa b́nh đă bị hủy bỏ, viện cớ v́ những rủi ro về an ninh. Chính phủ Lào đă thông báo rằng nếu trở về ông ta “sẽ phải đối diện với bản án tử h́nh cho những tội ác chiến tranh của ông trong chiến tranh Việt Nam”.

Trong những căn trại giữa rừng này, nỗi sợ hăi hằn trên tất cả các khuôn mặt, ngay cả nơi trẻ em. Với Thái Lan như quay lưng lại với ḿnh, và Mỹ dường như đang bỏ qua cảnh ngộ của ḿnh, họ biết cơ hội sống sót thật là mỏng manh.

Khi cả nhóm tập hợp lại để nói lời chia tay, một phụ nữ lớn tuổi nắm lấy tay tôi và th́ thầm vào tai :

“Tôi biết cộng sản sẽ giết tất cả chúng tôi … khi chúng hành động như thế, xin ông hăy chắc chắn nói với cả thế giới rằng chúng tôi đă ở đây và những ǵ công sản đă làm đối với chúng tôi”.


<< trở về đầu trang >>
free counters