Diễn (bis)
Tưởng Năng Tiến
Lạc trong đời đạo dắt ra
Lạc trong đạo sẽ có ma dắt vào.
Trên diễn đàn BBC, đọc được vào ngày 9 tháng 3 năm 2010, tác giả Hà Hiển nhận xét rằng: ”h́nh như dân ta càng ngày càng chẳng… ưa ǵ nhau. Đến nơi công đường thường gặp phải những ánh mắt lạnh lùng vô cảm đă đành, ra đường, đi đến đâu cũng hiếm gặp những ánh mắt thân thiện, thay vào đó người ta cứ nh́n nhau hằm hằm hay nghi kỵ thế nào ấy!”
Trong cuốn Tổ quốc ăn năn – ấn bản 2001, trang 70, tác giả tự xuất bản – ông Nguyễn Gia Kiểng cũng ghi lại nhận xét y trang như thế (của một người Pháp) về dân tộc Việt: “Ils ne s’aiment pas.”
Chuyện tình cảm của cả nước đối với nhau ra sao, tôi thiệt tình không rõ nên không dám nói (liều) như ông Hà Hiển hay ông Tây – hoặc bà đầm – nào đó. Tôi chỉ biết chắc rằng ông Phạm Đình Trọng không ưa ông Nông Đức Mạnh. Nhà văn của chúng ta hễ cứ nhìn thấy mặt đồng chí T.B.T là (thiếu điều) muốn… ói:
“Là nhà lănh đạo cấp cao đương chức nên ông thường xuất hiện trên truyền h́nh trong các chương tŕnh thời sự. V́ thế, hầu như ngày nào tôi cũng phải thấy ông! Đang chăm chú theo dơi thông tin về những sự việc dồn dập của cuộc sống sôi động, thấy ông xuất hiện, tôi ngán ngẩm quá phải nh́n đi chỗ khác hoặc bấm remote chuyển sang kênh thể thao, giải trí nước ngoài. Chỉ có cách ấy mới tránh được nỗi ngán ngẩm, c̣n chuyển sang kênh tất cả các đài trong nước th́ đều thấy ông!”
“Ngán ngẩm v́ trên gương mặt, trong dáng điệu, cử chỉ của ông, tôi nhận ra rất rơ hai điều: Một là sự măn nguyện, hả hê trên gương mặt nhạt nhẽo, hời hợt mà đáng ra phải là sự chín chắn, sâu sắc, sự ưu tư, trăn trở. Hai là điệu bộ, dáng vẻ của ông bộc lộ rất rơ sự diễn xuất của một diễn viên tồi…”
Nói vậy (chắc) chưa đã nên Phạm Đình Trọng còn mang diễn viên tồi này ra để ra so sánh với một diễn viên khác, xuất sắc hơn nhiều, cho rõ nét:
“Đảng Lao động Việt Nam tiến hành đại hội III năm 1960 khi Liên Xô và Trung Quốc, hai nước cộng sản đàn anh của Việt Nam, hai nguồn viện trợ vật chất và hỗ trợ tinh thần to lớn cho Việt Nam lại đang lục đục, chống đối nhau quyết liệt…
Xung đột Xô–Trung là bất lợi rất lớn cho cách mạng Việt Nam. Đến dự buổi biểu diễn ḥa nhạc do thanh niên Hà Nội tổ chức ở Bách Thảo chào mừng đại hội III Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đứng đầu Đảng Lao động Việt Nam, hai tay khoác hai vị khách đặc biệt: Mukhitdinov, trưởng đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Liên Xô và Lư Phú Xuân, trưởng đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc. Dẫn hai vị khách vào ghế ngồi cạnh nhau rồi Hồ Chí Minh bước lên sân khấu, cầm chiếc đũa chỉ huy từ tay nhạc trưởng, chỉ huy dàn nhạc ḥa tấu bài ‘Kết đoàn’ là bài hát rất phổ biến lúc đó. Những chính khách từng trải có mặt ở Bách Thảo Hà Nội đêm đó đều biết rằng đó là vở diễn của Hồ Chí Minh nhưng ai cũng phải khâm phục sự thông minh, nhạy bén, sự ứng xử mau lẹ, tự nhiên, bất ngờ và thú vị của nhà chính trị từng trải Hồ Chí Minh…”
Quả là một show diễn xuất sắc nhưng không phải lúc nào “nhà chính trị từng trải Hồ Chí Minh” cũng “thông minh” và “nhạy bén” như vậy cả. Cũng có khi, Bác diễn (ngó) kỳ chết mẹ! Nói theo ngôn ngữ của sân khấu cải lương là Bác… cương không đúng chỗ:
“Một lần tôi quay cảnh ông thăm đồng bào nông dân ở Hải Dương, mùa hè năm 1957. Sáng sớm hôm ấy trời mưa to, trên đường c̣n lại những vũng nước lớn. Đến một đoạn đường lầy lội ông tụt dép, cúi xuống xách lên. Trong ống ngắm của máy quay phim tôi nh́n rơ hai bên vệ cỏ không bị ngập. Tôi chợt hiểu: ông không đi men vệ đường bởi v́ ông muốn trưng đôi dép. V́ ḷng kính trọng đối với ông, không muốn rồi đây người xem sẽ nhận ra trên màn ảnh lớn diễn xuất lộ liễu, tôi tắt máy. Nghe tiếng cái Eymo 35 đang kêu xè xè đột ngột im tiếng, ông ngẩng lên nh́n tôi, nhưng ngay đó ông hiểu ra” (Vũ Thư Hiên. Đêm giữa ban ngày. California: Văn Nghệ, 1997).
Ở bình diện cá nhân, cách diễn của một vị lãnh tụ (dù xuất sắc, hay tồi tệ đến đâu chăng nữa) cũng chỉ có ảnh hưởng rất giới hạn đến đám đông quần chúng. Nếu họ cứ diễn dở nhưng diễn dai, và diễn hoài – như hiện cảnh – thiên hạ sẽ “bấm remote chuyển kênh”, hay bỏ đi chỗ khác là (kể như) rồi! Giản dị vậy thôi. Kinh nghiệm này, chỉ cần sau vài ngày sống ở trong nước, đám Việt kiều cũng có thể học được ngay:
“Như tránh người ăn mày, tôi cũng dần dần làm ngơ tin tức trên đài truyền h́nh. Trong vài ngày đầu tiên ở Việt Nam, tôi ngạc nhiên khi thấy mọi người vội tắt máy truyền h́nh đúng giờ có tin tức… để làm những công việc khác trong giờ tin tức buổi chiều. Họ có thể ăn uống, vào nhà vệ sinh…” (Hoàng Mai Đạt. Giữa hai miền mưa nắng. California: Văn Nghệ, 1999).
Đối với những show diễn tập thể thì vấn đề hơi khác. Lôi thôi lắm, lôi thôi lâu, và e sẽ lôi thôi lớn. Xin đơn cử một thí dụ:
Vào ngày 4 tháng 3 năm 2010, nhiều cơ quan truyền thông ở Việt Nam đồng loạt đi tin “Rước Ngọc Xá lợi Phật bằng chuyên cơ và Limousine”:
“Đúng 16h40 phút chiều 3/3, chiếc chuyên cơ chở trên 100 Hoà thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni, Phật tử của khắp ba miền đất nước cung nghênh Ngọc Xá lợi Phật từ Cộng ḥa Ấn Độ đă cập sân bay Nội Bài. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng đoàn đại biểu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Ḥa thượng Thích Thanh Sam, Phó Pháp chủ dẫn đầu đă ra tận cửa máy bay để cung nghênh Ngọc Xá lợi trong nghi lễ trang nghiêm của Phật giáo…”
“Ngay sau đó, 3 viên Ngọc Xá lợi Phật đă được đưa rước trên 3 chiếc xe loại Limousine hiệu Hammer H3 và Cadillac đặc dụng để bắt đầu hành tŕnh về Chùa Bái Đính, tỉnh Ninh B́nh… Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam xác lập là ‘Đại lễ cung nghênh Ngọc Xá lợi Phật lớn nhất Việt Nam’ với sự tham dự của hơn 15.000 người và trên 1.000 xe dự lễ rước.”
Cùng thời điểm này, Tuổi Trẻ Online (đọc được vào ngày 10 tháng 3 năm 2010) có bài viết tựa là “Năm năm cõng bạn đến trường” của ký giả Thái Bá Dũng:
“Năm năm trôi qua, trên con đường đất dài hơn 3km từ buôn Mí ra Trường Lư Tự Trọng, luôn có mặt bên H’Thương là cô bạn tốt bụng học cùng lớp H’Nơi. Dù trời nắng thiêu đốt hay mưa gió lầy lội, H’Nơi vẫn miệt mài cơng bạn đến trường…”
“Thầy La Trọng Chương xúc động: Nói thật, giờ nh́n hai em mà tôi vẫn ứa nước mắt, thương hai đứa học tṛ kham khổ nhưng giàu chí học mà cũng chỉ có thể giúp được các em ở một bài giảng hay, ḿnh là người lớn nhưng nh́n vào vẫn thấy có ǵ đó day dứt lắm.”
|
Năm năm học trôi qua, H’Nơi vẫn miệt mài cơng người bạn tật nguyền H’Thương Phốc tới lớp – Ảnh: Bá Dũng. Nguồn: Tuoi Tre Online |
Người thầy dạy học – ở một bản làng xa – còn phải “ứa nước mắt” và cứ “day dứt” mãi khi thấy học trò phải cõng nhau đến trường thì tượng Phật dát vàng ở Lạc Cảnh Đại Nam Quốc Tự, và tượng Phật bằng đồng (lớn nhất Đông Nam Á, nặng hàng trăm tấn) ở chùa Bái Đính chắc cũng đều nhấp nhổm không yên, trước cảnh hàng ngàn chiếc xe nối đuôi cung nghênh Ngọc Xá lợi, trong khi chúng sinh không có đến một chiếc xe lăn (hay đôi nạng gỗ) để làm chân. Đã thế, đằng sau show diễn (“Rước Ngọc Xá lợi Phật bằng chuyên cơ và Limousine”) là vô số những chuyện chẳng lành xẩy ra cho chư tăng hay Phật tử – hoặc cả hai.
Đúng một tuần lễ trước, trước hôm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan ra tận cửa chuyên cơ để cung nghênh Ngọc Xá lợi, vào ngày 24 tháng 2 năm 2010, từ Việt Nam, ông Trương Thành Long – thay mặt Khối Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy – đã gửi đi một bản tin, với nội dung (xin tóm lược) như sau:
“Tiếp theo bản tin khẩn cấp đề ngày 23-02-2010 về vụ công an khủng bố cuộc niệm Phật tại nhà bà Nguyễn Thị Tuyết thuộc Xă Tân Quới (Vĩnh Long) trong ngày 23-02-10, Ban Truyền thông PGHH/TT xin loan báo thêm:
Trước đó nữa, không lâu, từ Việt Nam, hoà thượng Thích Pháp Chiếu cũng gửi đi “Bản tường tŕnh và báo cáo khẩn cấp” – về việc hành hung phái đoàn Ban Trị sự (xảy ra ngày 29/06/2009) tại Tu viện Bát Nhă, thị xă Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng:
“Họ vừa chửi vừa đe dọa vừa kéo, ném phân (phân hầm cầu hôi thối vô cùng, số lượng khoảng vài mươi bao phân) vào Chư Tôn đức trong Ban Trị sự. Chư Tôn đức vội vàng lên xe quay về. Nhưng khi ra đến cổng th́ cổng đă bị khóa chặt bên ngoài, hai phút sau cửa được mở ra. Ngay khi đó có một cô đến mời phái đoàn vào gặp Thầy lớn, nhưng do phía sau người ta vẫn liệng phân tới tấp vào xe nên Chư Tôn đức quyết định cho cho xe thoát khỏi ṿng vây.”
Cái giá của một chuyến “Rước Ngọc Xá lợi Phật bằng chuyên cơ và Limousine”, rõ ràng, hơi mắc. Và những kẻ phải trả giá (rồi ra) e cũng không chỉ giới hạn vào những tín đồ Hoà Hảo ở Vĩnh Long, hay những tu sĩ ở Lâm Đồng.
Gần đây, khi đề cập đến tác phẩm (mới nhất) của mình, xuất bản năm 2009, nhà văn Bùi Ngọc Tấn tuyên bố: “Biển và chim bói cá là một quyển tiểu thuyết sử thi về sự tan vỡ.” Mọi tan vỡ, tất nhiên, đều không êm thắm.
Những đổ vỡ sắp tới ở Việt Nam lại càng (rất) không êm thắm. Nơi đây (xem chừng) sẽ khó có cơ duyên cho cho một cuộc cách mạng nhung. Mảnh đất này, từ nhiều thập niên qua, chỉ được nuôi dưỡng (và cổ võ) bởi dối trá, căm thù và bạo lực!
Tinh thần thứ tha, bác ái, từ bi, hỷ xả … – cùng với mọi giá trị đạo đức tâm linh – của những tín ngưỡng chính đã không được vun trồng và ấp ủ (trong chế độ hiện hành) ở Việt Nam. Tôn giáo nếu không bị bách hại, đàn áp, xách nhiễu, o ép thì cũng chỉ được phép tồn tại qua những dạng thức thoái hoá (“vào cầu” và “đánh quả”) hoặc những show diễn (“Rước Ngọc Xá lợi Phật bằng chuyên cơ và Limousine”) rất nặng phần trình diễn bởi Mặt trận Tổ quốc, và đám tu sĩ quốc doanh.
Hậu quả (nhãn tiền) vừa được nhà nghiên cứu văn hoá Vương Trí Nhàn đề cập đến – trong một cuộc phỏng vấn, dành cho VnMedia – vào hôm 19 tháng 3 năm 2010:
“Nếu ;u đọc báo những năm qua sẽ thấy nhiều h́nh thức bạo lực trong xă hội. Ngay trong môi trường giáo dục, không biết bao nhiêu vụ hoặc các cô trông trẻ bạo hành với trẻ con, hoặc các thầy cô giáo đánh phạt học tṛ hay các học tṛ đánh lại thầy cô giáo…”
“Những việc như thế này tôi cho rằng sẽ c̣n tiếp tục có những biểu hiện mới, với những cấp độ rồi sẽ c̣n cao hơn. Nếu chúng ta không tính chuyện chữa trị lâu dài, và trước tiên là t́m về tận gốc để lư giải một cách khái quát, rồi th́ sẽ c̣n lĩnh đủ.”
Kẻ sẽ “lĩnh đủ” trước tiên chính là những người hiện đang thao túng quyền bính ở Việt Nam. Họ đã hủy hoại điều mà chính mình, cùng với thân nhân và gia quyến, sẽ cần đến nhất – trong tương lai gần!
© 2010 Tưởng Năng Tiến