Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Tưởng Niệm Ngày 30/4 Việt Nam, Đau Thương Nhưng Không Tủi Nhục

Tưởng Niệm Ngày 30/4
Việt Nam, Đau Thương Nhưng Không Tủi Nhục


Nhân dịp tưởng niệm 35 năm ngày mất Saigon 30/4/75, kư giả Sol Sanders viết bài cảm nghĩ trên nhật báo Washington Times số ra ngày 26/4/2010. Sol Sanders là một cây bút chuyên viết b́nh luận về những vấn đề chính trị, kinh tế quốc tế. Chúng tôi xin lược dịch dưới đây để chia sẻ cùng qúi độc giả nhân dịp tưởng niệm ngày 30 tháng Tư.

Nguyễn Minh Tâm
 

 

TRONG TUẦN LỄ NÀY, hơn một triệu rưỡi người Mỹ gốc Việt sẽ ngậm ngùi khóc thương, tưởng niệm 35 năm ngày Saigon thất thủ, và mất nước Việt Nam Cộng Hoà thân yêu của họ.
Không chấp nhận những phán xét thường t́nh, nhiều người Việt Nam vẫn nhớ và vinh danh sự can trường, và những hy sinh cao cả của các chiến sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Họ muốn ghi nhận cuộc đấu tranh anh hùng của binh sĩ Miền Nam Việt Nam trước những nghịch cảnh hết sức oái ăm sau khi quân lực Mỹ rút lui, và Hoa Kỳ cắt đứt viện trợ quân sự cho họ. May thay, một nhóm học giả mới đây đă t́m cách duyệt xét lại những sai lầm cũ của lịch sử để sửa lại cho rơ, mặc dù họ phải đối đầu với quá tŕnh lịch sử dài về thảm kịch ở Việt Nam bị giới truyền thông Mỹ và giới trí thức khoa bảng bóp méo sự thực.
Những người Việt khóc thương cho quê hương bị mất cũng sẽ nhớ lại những thiệt mạng quá lớn, những đau khổ chập chùng họ từng phải gánh chịu. Chuyện “tắm máu” đă thực sự xảy ra sau ngày Saigon bị mất, nhưng những hiểu biết tầm thường vẫn t́m cách chối bỏ điều này. Hàng ngàn người đă bị chết trong các trại tù “gulag kiểu Việt Nam”, tức các “trại tù cải tạo” của cộng sản. Chính Thủ tướng (CSVN) Phạm Văn Đồng đă công khai thú nhận có hơn một triệu người bị bắt đi tù. Ngoài ra, không ít người Việt vẫn c̣n nhớ có khoảng 255,000 thuyền nhân đến được nơi tạm dung trong các trại tị nạn kham khổ, và bị các nước láng giềng xô ra ngoài biển khơi, hàng ngàn người phải chết ch́m trong biển cả.
Nhân dịp này, người Việt tha hương cũng không dám coi nhẹ sự mất mát về nhân mạng, và sự hy sinh lớn lao của người Mỹ trong cuộc chiến đấu cao thượng, nhưng kết thúc trong bi thảm. Tưởng niệm ngày mất nước cũng là một cách để kể lại toàn bộ câu chuyện “Việt Nam” cho những người bạn Mỹ, đặc biệt là cho thế hệ trẻ, họ lớn lên bị nhồi sọ bằng những thông tin bóp méo sự thật của giới truyền thông cũng như của đám trí thức dởm. Nhớ ngày mất nước cũng là dịp để vinh danh hàng ngàn thanh niên Việt đang phục vụ oai hùng trong các đơn vị chiến đấu của quân lực Hoa Kỳ.
Tiếc thay, ở Việt Nam hiện nay t́nh trạng đàn áp vẫn tiếp tục, không hề giảm bớt. Chế độ cộng sản ngược đăi tôn giáo và những sắc dân thiểu số, cũng như dùng biện pháp đàn áp cứng rắn để tận diệt những thành phần đối kháng chính trị. Bộ chính trị là cơ quan chỉ đạo cái quốc gia độc đảng này. Trong lúc đó ở bộ chính trị luôn luôn có t́nh trạng tranh dành, tị hiềm cá nhân, và khủng hoảng ư thức hệ. T́nh trạng tồi tệ đến nỗi chúng công khai bắt giam một tổng biên tập tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản sau khi ông ta viết một bài ư kiến chống Trung Quốc. Và chưa hết, kể từ năm 1995, sau khi Thượng Nghị sĩ John McCain ở Arizona, và John Kerry ở Massachusetts cố t́m cách đẩy mạnh việc Hoa Kỳ thừa nhận quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Hai ông này đều là cựu chiến binh ở Việt Nam đă cố gắng làm lợi cho Cộng Sản Việt Nam mà chẳng đ̣i hỏi được ǵ cho Hoa Kỳ cả. Các quan chức ở Hoa Thịnh Đốn mù tịt không hiểu ǵ về bản chất thực sự của chế độ. Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ quá ngây thơ, và hạ ḿnh nhượng bộ cho Hà Nội nhiều đặc lợi về mậu dịch và kinh tế với hy vọng sẽ phát huy được sự cởi mở về chính trị. Nhưng cố gắng này trở thành vô ích.
Mặc dù nhóm phát triển kinh tế của Việt Nam đă chọn đường lối phát triển theo “mô h́nh Trung Quốc.” từ lâu. Họ vứt bỏ đường lối hoạch định từ trung ương kiểu Nga Xô, nhưng sự dốt nát bất lực, và t́nh trạng tham nhũng bất trị đưa đến sự thiếu thốn về mọi mặt, lạm phát tăng cao, và nợ nần chồng chất. Trong lúc đó, với đầu óc kinh doanh cứng cỏi của người Việt, và ḷng hiếu học sẵn có trong truyền thống, khối dân số trẻ trung, gần 90 triệu người ở Việt Nam đă phát triển tổng sản lượng quốc gia tăng lên rất nhiều. Ḷng hiếu học của người Việt được t́m thấy qua những tiếng vang về sự thành công của nhiều cộng đồng di dân gốc Việt rải rác trên khắp nước Mỹ.
Điều trớ trêu ở chỗ là số tiền của người Việt di cư sang Mỹ gởi về giúp cho thân nhân kém may mắn ở trong nước đă trở thành nguồn yểm trợ kinh tế mạnh nhất cho chế độ bạo ngược này, chẳng hạn như năm 2008, người Việt di cư gởi về $8 tỉ đô la. Con số đó c̣n cao hơn cả con số $5 tỉ đô la tiền viện trợ hàng năm qua các tổ chức đa phương hay những chương tŕnh viện trợ song phương cho Việt Nam. Tổng số tiền kiều hối đóng góp khoảng 5% cho Tổng Sản Lượng QuốcGia –GDP, cộng thêm với số tiền của nửa triệu công nhân đi làm lao động nước ngoài gởi về, và một khoản tiền khác do 400,000 du khách gốc Việt đem về hàng năm. Nguồn tư bản do người Việt sống tại Mỹ thường được gởi qua hệ thống chợ đen, giúp các tiểu thương biến thành phố Hồ Chí Minh- Saigon ngày trước- trở thành đầu tầu kéo vực dậy nền kinh tế, đó cũng là một con ḅ sữa vắt ra đô la cho bọn chính quyền tham nhũng ở Hà Nội ḅn rút. Hoa Kỳ vẫn là quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, với nguồn tư bản đầu tư đăng nhập lên đến $1 tỉ đô la. C̣n phải kể ra nhiều dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, nếu họ không bị rơi vào mạng lưới tham nhũng, hối lộ của các tay đầu sỏ ở chính quyền trung ương tại Hà Nội, cũng như những tay tỉnh ủy ở điạ phương.
Nỗ lực t́m cách giảm ảnh hưởng xấu của t́nh trạng khan hiếm tín dụng, và suy thoái kinh tế, các nhà làm kế hoạch cộng sản tung thêm vào thị trường tiền tệ hơn 1 tỉ đô la trong năm 2009 - khoảng hơn 1 % Tổng Sản Lượng Quốc Gia. Nhưng kết quả là tuy t́nh trạng cấp tín dụng có được mở rộng thêm khoảng 40%, nhưng giá đồng đô la lại tăng vọt, mặc dù chính phủ đă can thiệp bằng hai lần định giá lại tiền tệ.
V́ trị giá đồng đô la tăng, các nhà xuất cảng gặp khó khăn trong việc t́m đô la để tài trợ khoản nhập cảng nguyên vật liệu và yếu tố thành phẩm, trong lúc phải cạnh tranh gay gắt với hàng Trung Quốc, được chính phủ trợ cấp rất nhiều. Và cứ như thế, dự trữ bằng ngoại tệ vơi đi rất nhanh. Giới kinh doanh lo ngại sẽ phải đối đầu với t́nh trạng lạm phát khá nặng, nặng hơn cả kỳ lạm phát xảy ra vào năm 2008.
Vất vả tranh đấu với cuộc sống hàng ngày, giới trẻ Việt Nam ngày nay, nhất là những thành phần không có việc làm, coi chuyện chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ là chuyện đă đi vào trong qúa khứ xa xưa, họ chẳng thèm bàn tới chuyện “Việt Nam”, như những câu chuyện vẫn c̣n ám ảnh ở Hoa Kỳ. Ví dụ ba cái phim về chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Hollywood, tuy vẫn c̣n hấp dẫn trong văn hoá b́nh dân Mỹ, song không c̣n lôi cuốn người xem xi nê ở Việt Nam.
Điều quan trọng hơn trong lúc này đối với người Việt là họ ngoảnh cổ nh́n sang nước láng giềng bên cạnh, Trung Quốc, kẻ thù truyền kiếp của người Việt. Mặc dù sau cuộc chiến tranh ngắn, nhưng cay đắng, xảy ra vào năm 1979, trong đó, Hà Nội đánh sặc máu mũi Bắc Kinh, hai nước đă đạt được những thoả uớc về biên giới, nhưng giờ đây mối tranh chấp vẫn c̣n tiếp diễn về chủ quyền trên các ḥn đảo trong Biển Nam Hải. Và số lượng hàng nhập khẩu rất lớn của Trung quốc được bí mật đưa vào Việt Nam khiến cho các ngành công nghiệp thô sơ của Việt Nam bị xoá sạch ở miền Bắc.
Các bài viết trên những Blog liên mạng ở hai bên liên tiếp đả kích nhau dựa trên tinh thần yêu nước xô vanh, xoay quanh những vấn đề cũ. Và hiện nay mọi người đang trông chờ sẽ có một biến cố mới, ngoạn mục để chấm dứt t́nh trạng khó chịu, làm buồn ḷng cả đôi bên.

The Washington Times
Vietnam, in sadness but not in shame
By Sol Sanders
Nguyễn Minh Tâm dịch ngày 28/4/10


<< trở về đầu trang >>
free counters