Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Đáng lo ngại về những cái chết "không b́nh thường" ở nhà tạm giam

Đáng lo ngại về những cái chết "không b́nh thường" ở nhà tạm giam


* Bài viết của thạc sĩ luật học Phạm Thanh B́nh trước cái chết của anh Nguyễn Quốc Bảo tại Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Gần đây có những cái chết “không b́nh thường” trong các nhà tạm giữ, trại tạm giam của cơ quan công an. Chẳng hạn, cái chết của anh Nguyễn Văn Long tại trụ sở Công an xă Bom Bo (huyện Bù Đăng, tỉnh B́nh Phước), cái chết “uẩn khúc” của anh Nguyễn Mạnh Hùng tại Công an quận Hà Đông (Hà Nội); và giờ là cái chết của anh Bảo...

Theo quy định của Bộ luật tố tụng h́nh sự, có 3 trường hợp được bắt giữ người phạm tội là bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp và bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nă.
Với các thông tin được công bố trên báo, anh Bảo không phải là bị can hoặc bị cáo. Anh Bảo cũng không phải “người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm th́ bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nă”.

Do vậy, chúng tôi thấy không có cơ sở để bắt anh Bảo theo 2 trường hợp là bắt bị can, bị cáo để tạm giam và bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nă.

Anh Bảo chỉ bị Công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội mời lên để điều tra về hành vi mang theo vũ khí thô sơ và tổ chức đánh bạc. Khi tạm giữ, công an mới phát hiện trong cốp xe anh có một con dao, một kéo và bảng ghi cáp đề… nên có nhiều khả năng là việc bắt anh Bảo được tiến hành theo thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp.

Tuy nhiên, đứng về mặt pháp lư, việc bắt, tạm giữ anh Bảo dù là theo thủ tục ǵ th́ trong trường hợp này vẫn có những t́nh tiết không rơ ràng, dễ dẫn đến sự nghi ngờ về tính minh bạch, đúng pháp luật của hoạt động điều tra.

Về việc bắt người nhưng không thông báo cho gia đ́nh: Theo quy định tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng h́nh sự, “người ra lệnh bắt, cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho gia đ́nh người đă bị bắt, chính quyền xă, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra th́ sau khi cản trở đó không c̣n nữa, người ra lệnh bắt, cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay”.

Với quy định này, việc thông báo ngay cho gia đ́nh người bị bắt, chính quyền phường cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết là một nghĩa vụ tố tụng của cơ quan điều tra.

Trong trường hợp cụ thể này, nếu việc thông báo đă bắt anh Bảo cũng không “cản trở việc điều tra”, th́ việc cơ quan điều tra không thông báo ngay cho gia đ́nh anh Bảo là vi phạm quy định vừa viện dẫn.

Những vết bầm tím trên cổ chân của anh Bảo. Ảnh: Gia đ́nh nạn nhân cung cấp.

Giả thiết nếu anh Bảo bị công an đánh dẫn tới tử vong, ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Với giả thiết này, để xác định trách nhiệm của những người tham gia đánh anh Bảo, trước hết cần phải làm rơ một số yếu tố quan trọng như: những người tham gia đánh anh Bảo hoặc liên quan đến việc anh Bảo bị đánh có thù hằn ǵ với cá nhân anh Bảo không? Có việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bắt giữ và tước đoạt sinh mạng anh Bảo v́ tư thù không? Nếu có những t́nh tiết này, chúng tôi cho rằng cần xem xét trách nhiệm của các cá nhân liên quan theo quy định tại Điều 93 Bộ luật h́nh sự về tội giết người hoặc tội cố ư gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 104.

Trong trường hợp không có việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bắt giữ và tước đoạt sinh mạng anh Bảo v́ tư thù th́ chỉ có thể xem xét trách nhiệm h́nh sự của các cá nhân có liên quan về tội dùng nhục h́nh theo quy định tại Điều 298, trường hợp có t́nh tiết định khung tăng nặng là “phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”; người bị kết án về tội dùng nhục h́nh trong trường hợp này có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.

Theo những thông tin đă được công bố, vụ việc đang được các cơ quan có trách nhiệm tiến hành điều tra; cơ quan Pháp y Quân đội đă có kết luận nguyên nhân trực tiếp gây tử vong cho anh Bảo; 7 cán bộ của Công an quận Hai Bà Trưng đă bị tạm đ́nh chỉ công tác để phục vụ điều tra… Do vậy, chúng tôi hy vọng rằng những “uẩn khúc” xung quanh cái chết của anh Bảo sẽ sớm được làm rơ.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng thấy gần đây có hiện tượng đáng lo ngại về những cái chết “không b́nh thường” trong các nhà tạm giữ, trại tạm giam của cơ quan công an. Chẳng hạn, cái chết của anh Nguyễn Văn Long tại trụ sở Công an xă Bom Bo (huyện Bù Đăng, tỉnh B́nh Phước), cái chết “uẩn khúc” của anh Nguyễn Mạnh Hùng tại Công an quận Hà Đông (Hà Nội); và giờ là cái chết của anh Bảo…

Mỗi cái chết đều có những hoàn cảnh, lư do và t́nh tiết khác nhau nhưng dù sao những vụ việc này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tiến hành tố tụng cũng như uy tín của cơ quan điều tra.

Chúng tôi cho rằng cần phải điều tra một cách khách quan và xử lư nghiêm minh; những người vi phạm để sớm khắc phục và chấm dứt những vụ việc đau ḷng nói trên.

 

Thạc sĩ luật Phạm Thanh B́nh

(C.E.O Công ty Luật Hồng Hà, Hà Nội)

nguồn thegioinguoiviet


<< trở về đầu trang >>
free counters