Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Đại lễ Phục sinh 2010 đầy ơn phúc và niềm tin mến

Đại lễ Phục sinh 2010 đầy ơn phúc và niềm tin mến

 

Một thái độ hành xử qua Đại lễ quan trọng nhất.  

Đại lễ Phục sinh là dịp lễ quan trọng nhất của mọi tín hữu Kitô. Đây là Thánh lễ quan trọng nhất trong mọi Thánh lễ, mọi nghi thức, mọi hoạt động của Kitô giáo trên toàn thế giới với hơn 1 tỷ tín đồ. 

Với số tín hữu khoảng 1/10 dân số Việt Nam, đây cũng là một Đại lễ quan trọng và có ảnh hưởng lớn nhất trong năm. 

Với mọi lễ hội khác nở rộ trong năm nay của bất cứ tôn giáo nào, dù là tôn giáo lớn, nhỏ, hay chỉ là những hội làng, những lễ nghi đền chùa, miếu mạo… được báo chí lề phải tung hứng hết sức giật gân, câu khách và rầm rộ. Thậm chí các quan chức của đảng, của nhà nước cũng không ngần ngại tham gia và được truyền thông thổi phồng, bôi đỏ và nâng cao như là một trong những nghi lễ quốc gia hết sức tốn kém và phung phí. Những nghi lễ, những việc làm đó đă khiến không ít tiếng nói từ nhân dân, từ các tín đồ tôn giáo đó, ngay cả báo chí lề phải cũng đă lên tiếng kêu ca, thán oán và phê phán tạo nên sự tranh căi. 

 

Ông Nguyễn Minh Triết - Chủ tịch nước trong lễ hội tịch điền

Từ việc Chủ tịch nước dự lễ đổ giọt đồng đúc tượng Thánh Gióng, đến việc Phó chủ tịch nước rước xá lợi Phật về ngôi chùa khổng lồ ở Bái Đính. Từ lễ hội làng theo tục lệ như “linh tinh t́nh phộc” đến lễ hội tịch điền Đọi Sơn mà ở đó Chủ tịch nước muốn đóng vai ông Vua như thời phong kiến cày ruộng để ban phát ơn lành cho muôn dân? 

Từ những cảnh chen lấn ngất xỉu đến những khuôn mặt bậm trợn, những cảnh rác rưởi đầy rẫy cảnh chùa đến tắc đường, tai nạn hoặc xe công diễn lũ lượt đi hội, đi đền đều được báo chí nhà nước và hệ thống truyền thông đi theo phản ánh không sót chi tiết nào. 

Trên Truyền h́nh nhà nước, cô phát thanh viên Kiều Trinh – người được độc giả hết sức chú ư năm nào v́ nghe dư luận cho rằng đă từng ăn cắp hàng trong siêu thị nước ngoài nên đă một thời gian dài vắng bóng – nay lại lên truyền h́nh nói về văn hóa, về lễ hội Phát lương Đền Trần mà trong đó thành phần tham gia có đến hàng ngàn quan chức nhà nước cấp cao – loại đặc biệt – đến người dân tứ xứ ở Nam Định, dân và quan chen lấn xô đẩy bẹp ruột đến ngất xỉu để chen cướp với nhau cái ấn Đền Trần dởm.

Bà Nguyễn Thị Doan - Phó Chủ tịch nước tham gia rước xá lợi Phật

Quả thật, dạo này nhà nước, nhất là các quan chức cộng sản vô thần rất chú ư đến các tôn giáo, tạo điều kiện và tham gia các lễ hội thần linh… đến nỗi nhiều người phải đặt câu hỏi: Họ có c̣n là người cộng sản vô thần thật không? Hay tự do tôn giáo ở Việt Nam đă là sự thật? 

Nhưng một Đại lễ như Phục sinh của 1/10 dân số Việt Nam đă không được bất cứ một quan chức, một tờ báo nào nói đến một câu, dù đó là một Đại lễ quan trọng nhất trong năm. Phải chăng chỉ v́ nó là của Công giáo? 

Nói lên điều này, tôi không coi đây là sự tị hiềm hoặc bất cứ sự mong muốn nào, kể cả những lời chúc tụng chót lưỡi đầu môi. Nhưng điều này thể hiện một sự thật hết sức rơ ràng về cách nh́n của nhà nước Cộng sản với Công giáo hiện nay… 

Người Công giáo không mong muốn những lời chúc tụng hoa mỹ, những lẵng hoa chỉ có sắc không hương, bởi như dịp lễ Noel ông Phạm Quang Nghị cất công đến tận xứ Cần Kiệm để thăm, nhưng rồi ở đó linh mục cũng chẳng đạo đức hơn được chút nào, thậm chí c̣n nghe nói rằng khi đó vị linh mục này đang nằm viện vẫn bươn chải chạy về để đón tiếp ông Nghị ŕnh rang, nhưng đến kỳ tĩnh tâm giáo phận th́ cáo ốm. Thông tin này không biết có chính xác hay không, chỉ nghe giáo dân ở đó nói vậy với tất cả sự chán ngán. C̣n dịp Noel, ông Nguyễn Thế Thảo cũng cất công lên tận Hưng Hóa chúc mừng Giám mục Anton Vũ Huy Chương, tặng quà thân mật và hứa hẹn với nhau, nhưng chỉ sau mấy ngày th́ Thánh giá Đồng Chiêm bị đập tan nát. 

Dù quan chức nhà nước hay báo chí có nói đến hay không, th́ Đại lễ Phục sinh 2010 của mọi tín hữu Công giáo không v́ thế mà không sâu sắc và đầy ơn phúc với một niềm tin mến tuyệt vời đă được thể hiện từ mỗi tâm hồn của các tín hữu. 

 

Tuần Thánh 2010 Thái Hà và Thánh lễ mừng Chúa Phục sinh 

Thứ sáu tuần Thánh năm ngoái, khi tôi rời Sở Công an Hà Nội theo “giấy triệu tập làm việc” là chúng tôi lên đường đi dự Thánh lễ tận Kẻ Sặt, ở đó giáo xứ tổ chức hết sức trọng thể và quy mô hoành tráng hiếm thấy trên miền Bắc. Năm nay, không có dịp để tham dự Tam nhật Phục sinh ở những nơi khác như mọi năm, chúng tôi chỉ tham dự các Thánh lễ ở Hà Nội, một không khí không ồn ào nhưng nghiêm trang và đầy linh thánh được cử hành long trọng ở các nhà thờ trong suốt mùa chay và nhất là Tam nhật Phục sinh. 

Tuần Thánh 2010, nhất là Tam nhật Thánh tại Thái Hà – TGP Hà Nội được tổ chức đầy nghiêm trang và sâu lắng với nhiều nghi thức hết sức xúc động. Tuần Thánh năm nay đă quy tụ về đây lũ lượt những đoàn giáo dân từ khắp muôn nơi. Những buổi lễ dưới trời thời tiết mưa phùn hay tạnh ráo đều đông đúc chật kín người. Người ta đến đây để cảm nghiệm được biến cố  Đức Ki tô Chịu nạn, chịu chết cho nhân loại và sự phục sinh kỳ diệu, oai hùng để chiến thắng cái chết của Ngài qua những nghi thức, những diễn nguyện, những bài đọc và những tâm t́nh của các Linh mục, các giáo dân. 

Bởi hơn nhiều nơi khác, Thái Hà là nơi đă có nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm về nhiều biến cố đau thương những năm tháng qua, và ở đó đă có nhiều sự kiện, nhiều nhân chứng cho t́nh yêu Thiên Chúa hiện hữu và tỏ rạng. 

Từ thứ 6 Tuần Thánh đến Thánh lễ vọng Phục sinh năm nay, nhà thờ Thái Hà luôn đông kín người dù là Thánh lễ muộn hoặc sớm, từng lớp lớp người kéo về đền Đức Mẹ Hằng Cứu giúp để chiêm ngắm mầu nhiệm Thánh Giá, mầu nhiệm chịu chết – Phục sinh của con một Chúa và cầu xin ḷng thương xót Chúa với những tâm hồn đau khổ. Bí tích Ḥa giải là bí tích được chú ư và luôn luôn đông nghịt người lănh nhận. Tất cả các linh muc Ḍng Chúa Cứu thế Thái Hà đă không ngơi nghỉ ngồi ṭa để ban bí tích Ḥa giải cho các hối nhân. Ḍng người lănh nhận tưởng như không dứt. 

Thánh lễ đồng tế vọng Phục sinh được cử hành tôn nghiêm và long trọng với hàng ngàn người tham dự dù có nhiều thánh lễ với các giờ khác nhau. Đêm vọng Phục sinh, tất cả mọi người ḥa ḿnh trong ánh nến Phục sinh và những tràng vỗ tay không dứt át cả tiếng chuông, tiếng trống rền vang đón mừng biến cố Chúa sống lại. 

Lời giảng của Linh mục Bề trên Ḍng Chúa cứu thế Thái Hà sâu lắng, súc tích về biến cố Chúa Phục sinh thu hút hàng ngàn trái tim suy ngẫm, chiêm nghiệm về t́nh thương yêu vô bờ của Thiên Chúa, một t́nh yêu đă “hiến cả mạng sống của ḿnh v́ bạn hữu”

 

Cô gái này đẩy Ls Lê Thị Công Nhân ra phía ngoài để "uống cafe"

Luật sư Lê Thị Công Nhân tham dự Thánh lễ vọng Phục sinh tại Thái Hà 

Chúng tôi đến Thái Hà tham dự Thánh lễ vọng phục sinh cuối cùng dành cho mọi người sau Thánh lễ dành cho các học sinh và trẻ nhỏ, Thánh lễ bắt đầu khi 9 giờ đêm. Khi chúng tôi đến, Thánh lễ dành cho các cháu chưa xong nhưng hàng ngàn người đă đến để chuẩn bị tham dự Thánh lễ đêm, dưới trời mưa phùn nhỏ hạt. Những hạt mưa bay li ti như điểm thêm chút không khí mong đợi, ngóng chờ của mỗi tín hữu Ki tô tới giờ phút vui mừng đón biến cố Phục sinh sau chuỗi ngày thương khó và thanh luyện. 

Bỗng tôi thấy Lê Thị Công Nhân đang đứng dự lễ tại bậc thềm nhà Ḍng, bên cạnh có một cô bé đang nói liến thoắng. Nhận ra tôi, cô định hỏi chuyện th́ cô bé mang chiếc áo khoác vàng bên cạnh liên tục gọi điện và rủ cô đi ra ngoài. Nhưng Lê Thị Công Nhân bảo đang giờ lễ không đi được, cô bé gọi điện thoại hỏi “chúng mày c̣n ở nơi ấy nữa không” và chạy ra ngoài. 

Tôi cứ tưởng là hai người đi cùng với nhau. Một số giáo dân thấy vậy hỏi cô: “Em này cùng đi với em à?” nhưng Lê Thị Công Nhân lắc đầu nói: “Em đến đây bằng taxi một ḿnh, đến nhà thờ dự lễ một lúc th́ thấy cô bé này xuất hiện và bảo không phải người công giáo nhưng đến đây gặp chị và rất hâm mộ, em có mấy đứa bạn em ở ngoài nữa, mời chị ra đây uống cafe với bọn em, nhưng đang giờ lễ nên em không đi được”

Một lúc sau cô bé lại vào mấy giáo dân hỏi cô ta từ đâu đến, cô trả lời ḿnh là Hương, sinh viên năm thứ 4, đang đi học và đến đây đi chơi, rồi rối rít rủ Công Nhân đi ra ngoài quán cafe. Cô bé có những biểu hiện rất lạ là khi các giáo dân giơ máy ảnh lên, th́ cô ta ngăn lại và quay mặt hoặc chạy trốn sau lưng ai đó, thái độ đó làm nhiều người nghi ngờ. 

Mấy giáo dân thấy vậy đi cùng Công Nhân ra đến cuối sân nhà thờ th́ một đoàn mấy thanh niên cả nam lẫn nữ đang đứng đợi phía ngoài hàng rào. Đến đó Công Nhân quay trở lại dự lễ đám thanh niên đứng trao đổi một lúc th́ đi ra ngoài, một số giáo dân đi ra đường Nguyễn Lương Bằng th́ thấy cả đoàn đến một chiếc xe 7 chỗ không biển số. Tất cả đứng gọi điện thoại và chờ một lúc nữa th́ lên xe đi. 

Lê Thị Công Nhân vào tham dự Thánh lễ đêm vọng Phục sinh với mọi giáo dân, một Thánh lễ sốt sắng và đầy sự tôn nghiêm, linh thiêng trong mọi nghi thức được cử hành. 

Cuối lễ, khi mọi người ra về, rất nhiều giáo dân thấy Công Nhân đă đến hỏi thăm và nói chuyện vui vẻ, để đảm bảo an toàn cho cô một ḿnh đêm hôm khuya khoắt, rất đông giáo dân đă hộ tống cô về tận nhà. 

Thật vui và cảm động khi nh́n thấy sự quan tâm lẫn nhau hết t́nh của các tín hữu Kitô ở đây. 

Một đêm Thánh ân đă về, mừng Chúa Phục sinh, xin Ngài đổ tràn muôn ơn xuống cho mọi người, cho Giáo hội và Đất nước ngày càng tiến bộ về mọi mặt. 

Hà Nội, Đêm Phục sinh 2010 

 

Một số h́nh ảnh Đại lễ Phục sinh 2010 tại Thái Hà

Hồng ân cứu chuộc, chứa chan nơi Ngài

Lănh nhận Bí tích Ḥa giải

hánh lễ cho trẻ em

Ánh sáng từ lửa Phục sinh

Lửa Phục sinh

Làm phép nến Phục sinh

 

Vài h́nh ảnh Ls Lê Thị Công Nhân tham dự Thánh lễ Phục sinh 2010 tại Thái Hà

Ls Lê Thị Công Nhân xếp hàng hôn kính Thánh Giá

Ls Lê Thị Công Nhân hôn chân Chúa Giêsu trên Thánh Giá

Đón nhận ánh sáng Phục sinh

Ls Lê Thị Công Nhân nhận ơn b́nh an từ Linh mục Chủ tế

Ls Lê Thị Công Nhân và cô bé giấu mặt trước máy ảnh

Cô gái này khá xinh, nhưng tâm hồn chắc khó sáng sủa khi không muốn lộ mặt


<< trở về đầu trang >>
free counters