Có tật giật ḿnh?
Trung Điền
Câu chuyện Ủy ban nhân dân Tỉnh Lạng Sơn đă theo đề nghị của Sở ngoại vụ Tỉnh ra một văn thư đề ngày 23 tháng 3 năm 2010 chỉ thị cho Ủy ban nhân dân Huyện Hữu Lũng và một số cơ quan của Tỉnh đón một phái đoàn Trung Quốc tham dự cái gọi là “Lễ dâng hương tưởng niệm liệt sĩ Trung Quốc nhân Tiết Thanh minh”. Văn kiện này đă được đăng tải trên diễn đàn điện tử của Tỉnh Lạng Sơn, nhưng chỉ một tuần sau đó Văn thư này đă bị lấy xuống khỏi diễn đàn sau khi có một người lên tiếng phê phán về sự việc này. Cho đến nay, Ủy ban nhân dân Tỉnh chưa đưa ra lời giải thích về chỉ thị dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ Trung Quốc và cũng không giải thích v́ sao lại rút văn thư nói trên ra khỏi diễn đàn. Có tật giật ḿnh chăng?
Theo địa lư của Tỉnh Lạng Sơn, huyện Hữu Lũng nằm phía Nam tỉnh Lạng Sơn, hoàn toàn cách xa biên giới Việt Trung. Huyện này không phải là vùng đất hứng chịu những trận tấn công ác liệt của quân xâm lược Trung Quốc trong cuộc chiến biên giới vào năm 1979. Theo sử liệu về cuộc chiến biên giới th́ mặt trận Lạng Sơn bùng nổ vào ngày 27 tháng 2 năm 1979, khi hàng trăm ngàn quân Trung Quốc đă tấn công ào ạt vào Đồng Đăng, Lộc B́nh và sau đó tiến vào Thị xă Lạng Sơn. Tại đây, quân Trung Quốc đă bị lực lượng Cộng sản Việt Nam phản công mạnh mẽ nên quân Trung Quốc bị thiệt hại nặng nề tại mặt trận Lạng Sơn. Có khoảng 19 ngàn quân Trung Quốc bị tử thương tại mặt trận Lạng sơn từ ngày 27 tháng 2 cho đến 5 tháng 3 là ngày Đặng Tiểu B́nh cho rút quân và tuyên bố đă đạt mục tiêu chiến tranh.
Lạng Sơn hiện cũng là 1 trong 10 tỉnh đang cho một số công ty của Trung Quốc đứng tên thuê rừng đầu nguồn để trồng cây Bạch Đàn. Theo tin tức th́ Tỉnh Lạng Sơn đă cho Trung Quốc thuê tổng cộng 63,000 Héc-ta đất rừng tại 49 xă thuộc 7 huyện: Văn Quan, Tràng Định, Lộc B́nh, Chi Lăng, Cao Lộc, Bắc Sơn và Đ́nh Lập thuộc vùng biên giới phía Bắc.
Câu hỏi đặt ra là huyện Hữu Lũng không liên hệ ǵ đến Trung Quốc qua các biến cố, thế nhưng tại sao phái đoàn đại diện Trung Quốc lại đến đây để dâng hương “liệt sĩ”? Có người đặt giả thuyết rằng có thể trước năm 1975, một số cố vấn Trung Quốc sang giúp Cộng sản Việt Nam ở vùng Lạng Sơn, đă bị tử thương hay bị bệnh chết nên chôn ở Huyện Hữu Lũng? Nếu chuyện này có thật, tại sao Ủy ban nhân dân Tỉnh Lạng Sơn và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam lại không làm điều này từ trước; mà nay mới làm theo sáng kiến đề nghị của Sở ngoại vụ của Tỉnh? Vấn đề là sáng kiến này do Sở ngoại vụ của Tỉnh tự đề xuất hay do một bộ phận nào đó đứng đàng sau chỉ đạo?
Thứ nhất, cuộc chiến biên giới năm 1979 không diễn ra ở Huyện Hữu Lũng mà ngay tại Đồng Đăng, Lộc Ninh gần biên giới Trung Quốc. Do đó nếu phải làm lễ dâng hương “liệt sĩ” th́ phái đoàn Trung Quốc phải đến những nơi này. Có thể v́ những phức tạp và tế nhị của mối quan hệ hiện nay, Bắc Kinh và Hà Nội đă dùng quỷ kế “dương Đông kích Tây” để trên danh nghĩa, đưa phái đoàn đến Hữu Lũng làm lễ, nhưng sau đó sẽ ghé làm lễ vùng biên giới phía Bắc, nơi thật sự có “liệt sĩ” Trung Quốc đă chết. Những vùng này hiện đang nằm trong ṿng kiểm soát của các công ty Trung Quốc v́ họ đă nhận được quyết định cho thuê đất rừng trong 50 năm từ Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn cấp, theo sự xác nhận của ông Nguyễn Văn B́nh, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng sơn với kư giả báo VietnamNet vào ngày 17 tháng 3 năm 2010. Tuy là đất thuê, nhưng Trung Quốc đă có quyền làm chủ trong 50 năm, th́ họ có toàn quyền sử dụng để làm các buổi lễ tưởng niệm “liệt sĩ” của họ tại đây.
Thứ hai, những “liệt sĩ” Trung Quốc chết ở Việt Nam phải từ 30 năm trở về trước. Tại sao những vụ dâng hương tưởng niệm này không hề đặt ra trước đây, ít nhất là từ khi Bắc Kinh và Hà Nội nối lại quan hệ vào năm 1991? Như vậy, việc Sở ngoại vụ Tỉnh Lạng Sơn “đề xuất” mời đoàn đại biểu Trung Quốc sang dự lễ dâng hương có hai giả thuyết. Một là do phía Trung Quốc xướng xuất nhưng ngại dư luận nên mới nhờ Bộ ngoại giao Cộng sản Việt Nam chỉ thị cho Sở ngoại vụ Tỉnh Lạng Sơn làm giấy mời. Hai là do Bộ ngoại giao Cộng sản Việt Nam cùng với Sở ngoại vụ Tỉnh Lạng Sơn xướng xuất, để đáp lễ Trung Quốc, nhân đánh dấu 60 năm quan hệ Việt Trung. Dù là rơi vào giả thuyết nào đi nữa, rơ ràng là có một số cán bộ Cộng sản Việt Nam thân Trung Quốc đă dàn dựng ra buổi lễ dâng hương này hầu lấy ḷng quan thầy.
Trung Quốc đă giúp rất nhiều cho Tỉnh Lạng Sơn trong việc xây dựng một số cơ sở hạ tầng như cầu, đường và trạm kiểm soát biên giới trong khoảng 10 năm qua. Nền kinh tế của Lạng Sơn đang bị hàng hóa Trung Quốc khống chế rất lớn và được coi là một trong những cứ điểm quan trọng của đội quân cửu vạn giữa Lạng Sơn và Quảng Tây. Với những mối quan hệ gắn bó như vậy, việc Ủy ban nhân dân Tỉnh Lạng Sơn ra chỉ thị tổ chức lễ dâng hương cho các “liệt sĩ” Trung Quốc, không phải là điều khó hiểu. Tuy nhiên, trong khung cảnh đang dấy lên phong trào chống chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc tại Việt Nam như vụ hải quân Trung Quốc bắt ngư dân Việt Nam đ̣i tiền chuộc (2010), chiếm hai quần đảo Hoàng sa (1974) và Trường sa (1988) và nhất là đang tung lực lượng khống chế Biển Đông (2009), Bắc Kinh phải núp đàng sau Sở ngoại vụ Tỉnh là v́ vậy. Việc dâng hương các liệt sĩ Trung Quốc tuy có sự đồng t́nh của lănh đạo Cộng sản Việt Nam, nhưng lại là sự kiện vô cùng tế nhị đối với người dân Việt Nam, nên khi bị dư luận Việt Nam lên tiếng đặt vấn đề th́ Tỉnh Lạng Sơn đă phải vội vă che dấu tung tích bằng cách xóa văn thư chỉ thị.
Tóm lại, việc Tỉnh Lạng Sơn kư văn thư ra lệnh làm lễ dâng hương các ‘liệt sĩ” Trung Quốc phải được coi là một bước trắc nghiệm “t́nh cảm” của người Việt Nam đối với Trung Quốc sau 20 năm nối lại quan hệ và nhất là trước những phản ứng chống Trung Quốc ngày một lan rộng trong dân chúng Việt Nam qua vụ Biển Đông, Hoàng sa, Trường sa. Nếu người Việt Nam im lặng, đồng t́nh th́ Bắc Kinh và đám tay sai Trung Quốc sẽ làm tới. Nếu người Việt lên tiếng mạnh mẽ phản đối th́ những buổi lễ nhục nhă này sẽ không xảy ra. Nh́n như vậy chúng ta thấy là phản ứng lúng túng của lănh đạo Tỉnh Lạng Sơn nói riêng và của Hà Nội nói chung qua sự việc vừa rồi là biểu hiện của thái độ “Có Tật Giật Ḿnh”.
Trung Điền