Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Bài Học Vạn Sơn

Bài Học Vạn Sơn


Vi Anh


Bất chấp mọi góp ư, mọi kiến nghị, mọi phản đối, Đảng Nhà Nước CS Hà nội vẫn quyết tâm khai thác bauxite ở Cao Nguyên. Thủ Tướng VC Nguyễn Tấn Dũng giữa tháng 8 đến Tây nguyên để thị sát các khu vực có công tŕnh khai thác mỏ bauxite. Đảng Nhà Nước mới đây đă quyết định bỏ vào đầu tư, số tiền lên đến 25.000 tỷ đồng VN. Trong say sưa quyền lực và danh lợi, chắc những người lănh đạo CS Hà nội không có đọc và những phụ tá báo chí biết ư "thủ trưởng" cũng không dại ǵ làm mất ḷng cấp trên, không điểm tin để tŕnh bài học Vạn Sơn ở Trung Cộng. Một bài học đau thương mà tờ báo Tài Kinh của Trung Quốc và tạp chí Le Courrier International của Pháp đă nói lên thảm trạng của 60.000 ngựi dân vùng Vạn Sơn bị nhiễm độc thủy ngân.
Vạn Sơn là một đặc khu kinh tế của tỉnh ở Quư Châu, là một vùng có mỏ thủy ngân mà Trung Cộng rất tự hào gọi là "thủ đô thủy ngân của Trung Quốc". TC đă đă khai thác tối đa, sản lượng chiếm đến 70% tổng sản lượng thủy ngân hàng năm của thế giới, đứng hạng nhứt Á Châu, hạng nh́ trên thế giới. Tuy nay đă đóng cửa v́ lỗ lă nhưng di hại hăy c̣n và rất trầm trọng cho cư dân.
Hai tờ báo nói trên đưa ra một thí dụ điển h́nh, "Bà Wu Yang Chun, 76 tuổi. Bà và chồng, cũng như bao người khác trong làng của họ, làm việc tại các mỏ. Năm 1997, chồng bà đă bị ung thư cuống họng và chết trong ṿng 3 tháng. Hiện nay th́ bà Chun cũng đang mang chứng bệnh ngặt nghèo này. Hai, ba năm gần đây, th́ trong chung cư bà ở, đă có 15 người chết do nhiễm độc thủy ngân."
Hai vợ chồng này không phải là hai người duy nhứt. Theo con số của "cơ quan y tế tại vùng này, th́ trên 60.000 dân cư khu kinh tế đặc biệt Vạn Sơn, có khoảng 200 người có dấu hiệu bị nhiễm độc. Nhưng theo hai báo này, con số thực cao hơn nhiều v́ cơ quan y tế không kể đến những người đă chết và những người bị nhiễm độc nhưng dấu hiệu chưa bộc phát rơ."
Mỏ thủy ngân được nhà cầm quyền khai thác từ những năm chót của thập niên 1990, cạn dần cuối thập niên 80, và vào những năm 2000, th́ các mỏ thủy ngân Quư Châu bị thua lỗ lên đến cả trăm triệu yuan, nợ bắt đầu chồng chất: 157 triệu yuan. Đến giữa năm 2005, TC quyết định đóng các mỏ thủy ngân Quư Châu.
Nhưng 60.000 cư dân ở đây tiếp tục chịu những hậu quả trầm kha vô phưong hàn gắn. Thống kê 2004 cho biết "bệnh ung thư ở vùng này đặc biệt cao hơn những nơi khác. Vạn Sơn là một vùng cao nên "chất thải độc hại không đươc xử lư, chảy thẳng ra ngoài, các mạch nước bị nhiễm thủy ngân, rau quả bị nhiễm độc, đặc biệt là loại bắp cải. Hiện nay theo bài báo, 90% rau quả bán ở Vạn Sơn là từ nơi khác chở đến. Câu nói không nên uống nước Vạn Sơn, không nên ăn rau quả sản xuất tại đây vẫn c̣n hiệu lực đối với người Vạn Sơn. Trong 45 năm qua, từ thời thịnh vượng cho đến khi các mỏ bị đóng, đă có hơn 20 tỷ mét khối hơi nước chứa thủy ngân thải ra trong không khí, hơn 4 triệu mét khối cặn bă công nghiệp, 52 triệu tấn nước bẩn chảy ra môi trường. Chất thải không đươc xử lư, lượng thủy ngân thải ra như thế ít nhất là 350 tấn, tức chiếm 10% tổng lượng chất thải thủy ngân gây ô nhiễm mỗi năm trên toàn hành tinh ! Nước thải mang theo thủy ngân gây ô nhiễm cả thung lũng trong một phạm vi 180 cây số vuông. Nguy hại hơn nữa là các ḍng nước ở Vạn Sơn đổ ra sông Yuan, nằm trong hệ thống phụ lưu của sông Dương Tử. Thủy ngân sẽ rót vào hồ Động Đ́nh ở Hà Nam và chảy vào ḍng chính con sông lớn này. Các nhà khoa học đă lên tiếng cảnh báo về hệ quả thủy ngân chất chứa ngày càng nhiều trong lớp phù sa sông."
Không phải riêng ở TC, nước CS Nga thời CS người dân cũng phải trả một giá quá đắt v́ chánh sách phát triễn kỹ nghệ bất cứ giá nào để "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xă hội chủ nghĩa" của Đảng Nhà Nước CS "duy ư chí". Báo Le Monde, ngày 24 tháng 2 năm 2004, kư giả Marie Pierre Subtil, có làm một phóng sự, đọc mà đau khổ dùm cho đất nước và nhân dân Nga. Bài báo tựa đề "Sa mạc Nga" mô tả thành phố Veliki Novgrod, chỉ cách thủ đô Moscou 500 kilômét, đă trở thành nơi hoang vắng như sa mạc. Thành phố này thời c̣n CS năm 1950, mỗi năm sanh 6486 đứa trẻ mà chết mất 16.233 người, trung b́nh mất 10.000 người mỗi năm. Lư do chết là nạn nghiện rượu, bạo hành v́ say sưa, tự tử v́ thất vọng. Sanh suất thấp v́ pháp lịnh của Đảng gia đ́nh chỉ được 2 con thành nếp sống của gia đ́nh. Sức khoẻ nhân dân thảm hại. Nạn nghiện rượu trầm trọng, "là nỗi bất hạnh của chúng tôi", theo lời than thở phổ thông của ngành y tế. Nghiện rượu v́ tuyệt vọng, là nhận định của các nhà tâm lư xă hội học. Đến thời hậu CS, kinh tế tự do bung ra, bia sản xuất "đại trà", wodka tràn ngập quảng cáo để tư bản đỏ hốt bạc. "Nịt dây an toàn là chuyện của lũ nhát gan" là lời của lớp trẻ thành thị Nga.Y tế nông thôn dường như bỏ ngỏ. Nạn bạo hành v́ say sưa gây chết chóc đứng hàng thứ hai sau bịnh tim mạch, một hậu quả lớn của rượu. 10 đến 20% phụ nữ Nga bị hiếm muộn v́ t́nh trạng sức khoẻ quá yếu do môi sinh ô nhiễm hay v́ tinh thần qua căng thẳng và tuyệt vọng.
C̣n tạp chí National Geographic, khoảng 10 năm sau khi Liên xô và Đông Âu CS đột quị chết yểu, có đi một loạt bài về cái giá của việc "tiến mạnh, tiến vững chắc" lên Xă Hội Chủ Nghĩa (XHCN). Về môi sinh, ao hồ, sông rạch, đất đai gần nhà máy, không khí thành phố nhiễm độc chất ch́, thủy ngân, phóng xạ nguyên tử, khói bụi xăng dầu, than đá do các nhà máy quốc doanh thải ra.
Cũng như Saigon bây giờ mới có hơn 30 năm XHCN mà ra đường ai cũng phải đeo khẩu trang, nước ngầm bị nhiễm độc, dơ dáy, cống rănh bị lấp, mưa xuống là đường ngập như sông rạch, dân chúng phải đi xuồng.
Thử tưởng tượng mươi năm sau khi khai thác bauxite ở Cao Nguyên, đất đai, ao hồ, rau trái, sông ng̣i ở Cao Nguyên sẽ thành cái ǵ với chất thải khi TC qua khai thác bauxite ở Cao Nguyên. Cao Nguyên là vùng cao, sông ng̣i của Miền Trung và bắc Nam Việt sẽ thành cái ǵ khi chất thải chảy xuống.
Nhiều người c̣n nhớ có một nhà khoa học Nga trong thời Liên xô đă cảnh báo về tai hoạ của việc ô nhiễm môi sinh. Ông nói, bắn vào Thiên Nhiên một viên đạn, Thiên Nhiên sẽ trả lời bằng một tràng đại pháo. Đảng Nhà Nước Liên xô trong đó Bộ Chánh trị tuyệt đại đa số là người CS Nga đâu có nghe. Cũng như bây giờ Đảng Nhà Nước CS Hà nội say sưa danh lợi, quyền lực hiện tiền cũng đâu có đếm xỉa ǵ đến những góp ư, kiến nghị, phản đối của người Việt. V́ tai hoạ Đảng Nhà Nước đâu có chịu, chính đất nước và nhân dân VN là nhũng người phải trực tiếp chịu và phải chịu lâu dài như ở Vạn Sơn, ở Veliki Novgrod.

VI ANH


<< trở về đầu trang >>
free counters