Nam Dương: Ân nhân của người Việt tỵ nạn
Tường thuật về buổi lễ ngày 26.12.2009 tại Munich, Đức quốc
Người Munich
Hơn 30 trước Nam Dương là một trong các quốc gia ở Đông Nam Á Châu đă giúp đỡ và cho phép người Việt Nam tỵ nạn cộng sản tạm dung trên các đảo, trước khi được đi định cư ở các quốc gia Tây Phương. Thời gian đó chính phủ Đức thâu nhận một số người từ các trại tỵ nạn Đông Nam Á trong đó có một số thuyền nhân từ các trại ở Nam Dương, trước khi con tàu Cap Anamur ra đời vớt người Việt Nam bất chấp nguy hiểm phong ba bảo táp hải tặc hăm hiếp để chạy trốn chế độ tài CSVN
Số người từ các trại tỵ nạn ở Nam Dương đến định cư thành phố Munich miền Nam Đức, đă hội nhập thành công. Hồi tưởng lại 30 năm trước, không những Người Việt Tỵ Nạn mang ơn dân tộc và chính phủ Đức mà c̣n nhớ ơn chính phủ và nhân dân Nam Dương không xua đuổi mạnh làn sóng người tỵ nạn như một vài quốc gia khác! khiến hàng chục ngàn người tuy đă đến bến bờ tự do nhưng lại bị chết thảm ngoài biển. Hay đầu thập niên 1990, khi các quốc gia đệ tam không c̣n muốn nhận cho người Việt tỵ nạn định cư nữa th́ các nước khác trong vùng đă ép buộc người tỵ nạn hồi hương trở về Việt Nam. Riêng chính quyền Nam Dương vẫn để cho người Việt tạm trú trong trại tỵ nạn, chờ cơ hội được nhận đi định cư tại một quốc gia tự do khác.
Để tri ơn ân t́nh của 30 năm trước Người Việt Quốc Gia tại Munich Tổ chức đêm văn nghệ cuối năm, mặc dù thời tiết mùa đông lạnh lẽo, 16 giờ ngày 26.12.2009 nhiều người từ các nơi lũ lượt về địa điểm tổ chức là một hội trường khang trang của nhà ḍng Don Bosco München.
Trên sân khấu, một tấm biểu ngữ bằng 2 ngôn ngữ Đức Việt "Nam Dương là Ân nhân của người Việt tỵ nạn" với quốc kỳ VNCH, Đức và tấm logo lớn màu vàng của Tổ chức Người Việt Quốc Gia tại Munich, mặc dầu buổi lễ với danh nghĩa Tổ chức Người Việt Quốc Gia tại Munich thực hiện, nhưng thật sự là công sức đóng góp của tập thể người Việt tỵ nạn
Ngoài việc tri ân, cám ơn chính phủ và người dân Nam Dương đă giúp đỡ người Việt trước kia, c̣n có phần kêu gọi mọi người kư tên vào Thỉnh Nguyện Thư yêu cầu chính phủ Nam Dương ủng hộ quyết định hợp lư của chính quyền tỉnh Batam, tiếp tục duy tŕ bảo tồn khu di tích trại tỵ nạn Galang. Đó là một biểu tượng về ḷng nhân đạo và văn hóa tốt đẹp của đất nước và người dân Nam Dương đă dành cho người Việt Nam tỵ nạn trong cuộc hành tŕnh đi t́m tự do. Ngoài ra Thỉnh Nguyện Thư này cũng gửi đến Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc và cơ quan UNESCO yêu cầu công nhận Di tích Tỵ nạn Galang là Di sản Tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc cho các thế hệ mai sau biết đến.
Nhân dịp tổ chức này để người Việt chúng ta làm nghĩa cử cao đẹp, không chỉ đền ơn đáp nghĩa bằng lời nói, quyên góp tài chánh cứu trợ cho các nạn nhân thiên tai ở Nam Dương và Việt Nam. Nam Dương là quốc gia trong vùng bị thiệt hại nặng nề nhất về vật chất và nhân mạng qua các cơn băo sóng thần và động đất liên tục trong năm.
Khai mạc buổi lễ theo nghi thức chào quốc kỳ của 2 nước Nam Dương, Việt Nam (VNCH) cùng phút mặc niệm những người xấu số đă bỏ ḿnh trên đường vượt biên, trốn chạy cộng sản và những nạn nhân của thiên tai ở Á châu.
Bà Wijayanti Kreissig đại diện Tổng lănh sự Nam Dương tại Frankfurt đọc diễn văn và tỏ ḷng cảm kích Cộng Đồng Người Việt Nam tỵ nạn, hơn 30 năm trôi qua nhưng vẫn nhớ đến đất nước mà họ đă tạm trú khi trước. Bà hy vọng rằng 2 cộng đồng người Việt và Nam Dương ở Munich nói riêng và ở Đức quốc nói chung, có thể kết bạn với nhau, làm sống lại mối t́nh anh em thân thiện trong những ngày tháng hoạn nạn đă chia xẻ với nhau trước kia ở Nam Dương.
Quan khách được mời c̣n có Tổ chức từ thiện "Y sĩ thế giới" (Aerzte der Welt), đă có mặt trợ giúp khi các cơn sóng thần, các trận động đất, băo lụt xảy ra tại vùng Đông Nam Á châu. Cũng chính Tổ chức "Y sĩ thế giới" này cách đây hơn 30 năm đến các trại tỵ nạn Kuku, Galang, Nam Dương giúp người tỵ nạn về mặt y tế. Nhiều người tỵ nạn vẫn c̣n nhớ đến con tàu bệnh viện "Đảo ánh sáng" (Port de lumière) tại Nam Dương một thời gian dài đă khám và chữa bệnh cho người ở trong trại. Ông Damien Perrot, đại diện cho Tổ chức từ thiện này, nhắc lại một vài câu chuyện giúp người tỵ nạn khi trước và tường tŕnh về những công tác cứu trợ, giúp tái thiết xây dựng tại Á châu và đặc biệt tại Nam Dương trong thời gian vừa qua.
Ban Tổ chức thông báo số tiền quyên góp được trao cho Tổ chức "Y sĩ thế giới" để chuyển vào quĩ cho các dự án cứu trợ, tái thiết những vùng thiên tai tại Nam Dương. Riêng cho Việt Nam có 1 thùng số tiền lạc quyên sẽ gửi cho "Aktion Deutschland Hilft" để giúp đỡ những vùng bị thiên tai ở Việt Nam. Có nhiều bà con cô bác đồng hương đă cẩn trọng bỏ vào thùng hoặc ân cần trao lại cho ban tổ chức những phong b́, số tiền họ tiết kiệm từ những việc chi tiêu hàng ngày để gửi giúp nạn nhân thiên tai. "Của ít ḷng nhiều", "miếng khi đói bằng gói khi no"... những câu tục ngữ, ca dao vẫn thường nghe nhưng bây giờ mới thấy thật thắm thía t́nh người như câu nói của một bác lớn tuổi lúc đưa phong b́ ủng hộ:
- Cậu ơi, cái này là của người bạn tôi muốn gửi giúp cho Nam Dương, rất tiếc hôm nay bà ấy bận việc nên không đến tham dự được. Bà ấy bảo là giúp cho Việt Nam th́ ḿnh đă làm nhiều và làm hoài rồi!
Hơn 30 năm rồi, dù chúng ta nghĩ đến chuyện Đền Ơn Đáp Nghĩa cho những người giúp chúng ta qua những lần quyên góp giúp ngập lụt ở Đức, hay có nhiều người chuyển tiền cho Unicef, các cơ quan từ thiện để cứu trợ nạn nhân chiến tranh…Dù việc thể hiện ḷng biết ơn cuả chúng ta c̣n giới hạn
Buổi lễ ngày 26.12.09 trên 400 người Việt, Đức, Nam Dương hiện diện, trong đó có những người đến từ xa xôi như Salzburg, Insbruck, Áo quốc…t́nh người thể hiện rất rộng lượng, không phân biệt chủng tộc, biên giới, khi nh́n những bạn trẻ người Nam Dương hay người Đức vui vẽ bỏ tiền vào thùng lạc quyên. Người ta không cần nh́n và cũng không cần biết số tiền bỏ vào thùng nhiều hay ít, những ánh mắt nụ cười và những lời nói tốt đẹp cùng làm những việc thiện, để thấy ḿnh xứng đáng hơn khi mang vóc dáng, h́nh hài của một con người được sống trong tự do và yên b́nh.
Về phần văn nghệ có sự tham gia đóng góp của cộng đồng người Nam Dương tại Munich. Những màn vũ múa đặc biệt của các đảo Sumatra, Java... những bộ y phục dân tộc cổ truyền hoặc những bài hát đặc sắc của cô danh ca Nam Dương Diah Schoh làm khán giả thưởng thức say mê.Việt Nam đặc biệt có hoạt cảnh thuyền vượt biên tấp vào đảo Nam Dương được dân ra giúp đă được khán giả người Nam Dương rất tán thưởng, nhất là khi lá cờ Nam Dương trên sân khấu xuất hiện phất qua phất lại. Một người bạn Nam Dương nói với người viết „Cộng đồng các bạn hay quá, người Việt Nam hay quá, thật t́nh nếu không có ngày hôm nay, các bạn không nói, không kể ra th́ chúng tôi cũng không biết được rằng trước kia đất nước chúng tôi đă từng giúp những người tỵ nạn như vậy!“
Chương tŕnh văn nghệ đến 22 giờ, sau đó xổ số tombola các giải trúng là những món quà xinh xắn do các anh chị em đóng góp mang lại niềm vui nho nhỏ, nhưng thật rạng rỡ cho những người trúng thưởng. Riêng giải nhất là một bộ tranh sơn mài 4 tấm thật đẹp và có giá trị do 1 vị trong ban tổ chức ủng hộ.
Buổi lễ kết thúc lúc 23 giờ, quan khách ra về mang theo một kỷ niệm đẹp“ hồi tưởng lại 30 năm trước từng ở Nam Dương“. Trên đường về nhà cùng với những cơn gió lạnh cuối năm, người viết cảm thấy niềm vui len lơi vào hồn, mong rằng Cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Munich tiếp tục vững mạnh và làm được nhiều điều tốt đẹp….
Một số h́nh ảnh của buổi lễ:
Lời khai mạc chương tŕnh
Chào quốc kỳ 2 quốc gia Nam Dương và Việt Nam
Bà Wijayanti Kreissig đại diện Tổng lănh sự Nam Dương ở Frankfurt
Hoạt cảnh thuyền vượt biển tấp vào đảo quốc Nam Dương
Quang cảnh hội trường
Ban văn nghệ Việt Nam vẫy tay chào khán giả