Tường Thuật Buổi Họp Tại Bộ Ngoại Giao Nauy
Kể từ năm 2003, chính phủ Nauy bắt đầu tổ chức những cuộc đối thoại về nhân quyền với nhà cầm quyền Việt Nam hàng năm. Năm nay cuộc đối thoại sẽ diễn ra vào ngày 26 tháng 4. Để chuẩn bị cho buổi đối thoại này ngày 16.04.2010 Bộ Ngoại Giao Nauy đă mở một buổi thảo luận về đề tài nhân quyền với nhiều hội đoàn người Nauy gốc Việt để cùng trao đổi thông tin và cách nh́n nhận về vấn đề này.
Thành viên tham dự buổi họp gồm 5 nhân viên thuộc bộ phận phụ trách về dân chủ và nhân quyền và bà uỷ viên thư kư của bộ ngoại giao.
Ông Egil Lotte, đại diện cho giáo hội Phật Giáo Nauy.
và 13 thành viên người Việt tham dự với tính cách cá nhân và đại diện cho các hội đoàn: Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Nauy, Tổ chức Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, Trung tâm Việt- Nauy, Vinof.
Cuộc họp được bắt đầu vào lúc 9
giờ 35 phút. Trước khi chính
thức nhập đề bà uỷ viên thư kư
của Bộ Ngoại Giao cho biết ,v́
lư do trở ngại phi cơ nên ông
thứ trưởng Bộ Ngoại Giao thực sự
hướng dẫn buổi nói chuyện ngày
hôm nay không có mặt thay vào đó
bà sẽ là người chủ tŕ.
20 phút mở đầu là phần trinh bày
sơ lược của Uỷ Viên Thư Kư về lư
do tại sao Nauy chọn giải pháp
đàm thoại với chính quyền cộng
sản mỗi năm ( họ biết rằng việc
này được nhiều ủng hộ nhưng cũng
không thiếu chỉ trích nhưng họ
tin vào sự cởi mở và đối thoại
sẽ mang lại kết quả về lâu dài
hơn là đóng kín và cô lập những
nước chưa có nền dân chủ thật sự
). Bà cũng tŕnh bày những lĩnh
vực nào Nauy đang cố gắng tác
động đến chính phủ VN để cải
thiện như về tội tử h́nh, về
b́nh đẳng nam nữ, về quyền lợi
của công nhân, v.v...qua những
dự án cụ thể. Bà nhấn mạnh Nauy
chú trọng đến sự tự do và quyền
của mỗi cá nhân trong xă hội VN.
Làm sao để người dân VN có được
những quyền lợi cơ bản về tự do
và nhân quyền. Bộ ngoại giao
cũng ghi nhận báo cáo từ chính
phủ VN là kinh tế VN trong những
năm gần đây có phát triển và
chính phủ VN trong những lần gặp
gỡ luôn khoe khang là con số
người nghèo đang ngày một giảm.
Và cuối cùng là những vấn đề
Nauy sẽ đưa ra với Việt Nam
trong kỳ họp tới đây giữa hai
bên. Cụ thể là đặt thẳng câu hỏi
với chính phủ VN là họ đă thực
hiện những lời hứa của ḿnh
trong một năm qua hay không? Và
đưa những vấn đề quan ngại về
nhân quyền trong nước hiện nay.
Phía Nauy cũng sẽ trao cho chính
phủ VN bản danh sách những tù
nhân liên quan đến chính trị ,
dân chủ và nhân quyền mà Nauy
cho rằng họ phải được trả tự do.
Ngay tiếp theo sau phát biểu của
bà Uỷ Viên Thư Kư là phần thảo
luận. Những kiến nghị và ư kiến
mọi người đă đưa ra với Bộ Ngoại
Giao Nauy xin được tóm tắt như
sau:
-Trao đổi đầu tiên với Bộ Ngoại
Giao đó là hầu hết chúng ta
không phản đối việc làm của họ
là đối thoại với nhà cầm quyền
VN và sẳn sàng ủng hộ họ nếu
việc này đem lại kết quả như
chúng ta mong đợi. Nhưng trong
thời gian gần đây chính phủ VN
đă liên tiếp bắt giam và đàn áp
những tiếng nói dân chủ trong
nước. Thực tế cho thấy kết quả
đang đi ngược lại với mục đích
của những cuộc đối thoại này. Bộ
Ngoại Giao Nauy Cần có những
biện pháp khác để những hỗ trợ
cho VN về dân chủ, nhân quyền
đạt được hiệu quả hơn chỉ là
những lời hứa suông từ phía Cộng
Sản. Cần phải đề nghị chính phủ
VN tha bổng những tù nhân chính
trị này.
- Vấn đề thứ hai được nêu ra là
ra việc ngăn cấm truyền thông và
bắt bớ, đàn áp các blogger. Mặc
dù chính phủ VN có trong tay hơn
700 tờ báo và kênh truyền h́nh
nhưng vẫn ráo riết gây khó khăn
cho người truy cập internett như
chặn Facebook, các trang mạng và
thậm chí cài virus theo dơi vào
các máy tính của người xử dụng
trong cũng như ngoài nước. Không
chỉ máy tính cá nhân có nguy cơ
bị theo giỏi mà luôn cả hệ thống
máy tính của hăng xưởng nếu họ
cài vào một máy tính người Việt
là công nhân của hăng đó. Bên
cạnh đó các blogger trong nước
bị bắt giam và chỉ được thả với
điều kiện ngưng viết lách, họ
dùng mọi thủ đoạn để trấn áp
tinh thần của những người này
như làm mất công ăn việc làm, đe
dọa người thân, thậm chí bắt cóc
về đồn cảnh sát, không cấp hộ
chiếu mặc dù đă trả tự do. Những
thành viên trong Bộ Ngoại Giao
Nauy cũng rất bất b́nh về những
hành động sai trái này của VN và
hứa sẽ đưa vấn đề này trong buổi
tṛ chuyện tới đây.
- vấn đề thứ ba là về việc Cộng Sản đặt ṭa đại sứ tại Nauy sắp tới. Mục đích ngoại giao th́ ít mà để lấp trắng, xóa trắng và kiểm soát cộng đồng người Việt tại Nauy th́ nhiều. Cộng Sản sẽ qua các lĩnh vực văn hóa, thể thao, thương mại, tranh thủ lôi kéo lớp trẻ và cấy những thông tin trái với sự thật. Mặt khác rất nhiều người tỏ ra lo ngại cho sự có mặt của ṭa đại sứ quán VN ở đây v́ Chính quyền VN có thể dùng đây như một công cụ để theo dơi những người hoạt động cho dân chủ, nhân quyền ở đây và làm khó dễ cho họ khi về VN hoặc làm khó dễ thân nhân, gia đ́nh tại VN. Ông Nguyễn Minh Tuấn, hội trưởng hội NVTN tại nauy cũng nhấn mạnh là đại sứ quán VN có mặt tại Nauy không phải do cộng đồng người Việt chúng ta muốn có như bài viết được đăng trên tờ Tiền Phong trong nước và xin chính phủ Nauy đừng lầm lẫn rằng tiếng nói của Đại sứ quán VN là đại diện cho đa số người Việt tại đây. Điều này Bộ Ngoại Giao Nauy cũng rất lưu ư và cho hay chúng ta cứ yên tâm, họ phân biệt rất rơ ràng đây chỉ là một cơ quan đại diện cho chính phủ cộng sản VN mà thôi.
Ông Nguyễn Minh Tuấn cũng đề
nghị là Nauy đă giúp đỡ rất
nhiều cho những người Miến Điện
tỵ nạn chống lại chế độ độc tài,
Nauy có thể t́m cách giúp đỡ
những tổ chức đang đấu tranh cho
tự do ngôn luận để họ có thể
thực hiện được trên thực tế như
Miến Điện hay không?
- Vấn đề thứ tư là ư kiến đề
nghị Bộ Ngoại Giao cử người đến
thăm bản thân cũng như thân nhân
của các nhà đấu tranh dân chủ
đang bị cầm tù. Đây là cách để
cho phía VN biết rằng chúng ta
theo dơi, quan tâm và hỗ trợ
những người đấu tranh cho chính
nghĩa này. Cũng là cho những
người đấu tranh này biết rằng họ
không cô đơn. Về việc này Bộ
Ngoại Giao cho hay đại sứ quán
Nauy tại VN luôn cố gắng liên hệ
với thân nhân những người này và
cũng trong một vài trường hợp họ
phải cân nhắc kỹ lưỡng v́ gia
đ́nh các nhà đấu tranh dân chủ
không muốn lộ diện, tiếp xúc
nhiều v́ như vậy thân nhân của
họ ở trong tù sẽ bị đối xử tệ
hơn.
-Vấn đề thứ 5 chúng ta nêu ra là
việc VN buôn bán phụ nữ và trẻ
em ra nước ngoài, cũng như nhà
nước có những đường giây đưa
người ra nước ngoài trái phép và
bỏ rơi họ vô gia cư, không giấy
tờ, cũng như lợi dụng để làm các
việc phi pháp như việc trồng
heroin mà Nauy là điển h́nh. Bà
uỷ viên thư kư hơi cẩn thận về
vấn đề này v́ bà cho rằng đây là
một vấn nạn lớn mà không phải
chỉ VN vi pham, những quốc gia
Nauy chủ trương đối thoại về
nhân quyền có cùng chung tệ nạn
này.
- Vấn đề thứ sáu chúng ta nêu ra
là các thông tin của Đại Sứ Quán
Nauy về VN rất hạn chế và c̣n
quá cẩn trọng. Chỉ nói chung
chung những mặt tốt mà không nêu
ra những trường hợp cụ thể Bộ
Ngoại Giao đă can thiệp. Chúng
ta cần những thông tin cụ thể Bộ
Ngoại Giao và Đại Sứ Quán đă làm
ǵ, v́ như vậy sẽ tạo thông tin
hai chiều cho chúng ta nh́n thấy
phong trào đấu tranh cho nhân
quyền , dân chủ được sự hỗ trợ
của họ. Cũng như việc Bộ Ngoại
Giao nh́n nhận sự phát triển
kinh tế của VN th́ phải biết
đàng sau sự phát triển này là do
nguồn ngoại tệ từ nước ngoài do
các thân nhân gởi về cũng như
những hội đoàn từ thiện từ ngoại
quốc đă đổ rất nhiều công sức,
tiền của để giúp nhiều người dân
VN thoát khỏi cảnh nghèo. Điều
này Bộ Ngoại Giao ghi nhận và sẽ
cố gắng làm tốt hơn.
- Vấn đề thứ bảy là những người
VN có quốc tịch Nauy khi về nước
bị làm khó dễ, công an kêu lên
hỏi cung 8-9 tiếng trong ngày và
liên tiếp nhiều ngày. Bộ Ngoại
Giao sẽ có biện pháp can thiệp
ra sao? Về việc này bà Uỷ Viên
Thư Kư cho rằng chúng ta những
người Nauy gốc Việt hoàn toàn
yên tâm, không có ǵ phải sợ
chính phủ Cộng Sản cả. chúng ta
là công dân Nauy và sẽ được bảo
vệ như một người Nauy. Nếu có
những trường hợp như thế xảy ra
th́ nên báo ngay cho cảnh sát
Nauy và Bộ Ngoại Giao để họ can
thiệp.
- Và một Vấn đề quan trọng nữa
là những đàn áp tôn giáo đă xảy
ra trong thời gian qua được ông
Egil Lotte kiến nghị trong buổi
họp. Ông cũng nói rằng bản chất
các cuộc đàn áp này là do chính
quyền nhưng khi chính quyền Cộng
Sản tŕnh bày với thế giới th́
họ lại lật ngược con bài nói
rằng đây là tranh chấp trong tôn
giáo với nhau. Ông cho rằng
những sự việc xảy ra vừa qua rất
nghiêm trọng và đề nghị Bộ Ngoại
Giao đặt vấn đề với chính phủ
VN. Ông cũng đồng t́nh với những
điều mọi người trong buổi họp
đưa ra về t́nh h́nh vi phạm nhân
quyền của chính phủ VN.
- Có ư kiến nêu rằng trước đây
việc hành hung thường xảy ra
trong gia đ́nh với những người
đàn ông vũ phu đánh vợ, nhưng
hiện nay vấn đề đă nghiêm trọng
hơn là chính quyền liên kết với
giới xă hội đen để dùng vũ lực,
hành hung người dân. Việc này
cũng phải được chất vấn với
chính phủ VN.
- Cũng có ư kiến chỉ trích các
phiên toà xử các nhà dân chủ và
đấu tranh cho nhân quyền là hết
sức bất công và không được tuân
theo đúng như pháp luật khi các
phiên toà này xảy ra chỉ trong
một vài tiếng đồng hồ và nhà cầm
quyền bằng mọi cách gây khó dễ
cho kư giả thế giới cũng như
những người thực sự quan tâm
muốn tham dự.
- Cuối cùng phía người Việt cũng
đề nghị Bộ Ngoại Giao Nauy thông
tin đến chúng ta diễn tiến, kết
quả những cuộc đối thoại với
Việt Nam cũng như theo dơi
chính quyền VN xem họ có thực
hiện như họ nói hay không.
Cuộc họp kéo dài hơn dự định 20
phút với phần đúc kết của bà
statssekretær. Bà cho hay U D
ghi nhận những vấn đề này và sẽ
cố gắng làm hết khả năng. Bà
cũng cho biết sẽ tổ chức một
cuộc họp mới sau khi Nauy có
cuộc đàm thoại với chính phủ Vn
hàng năm để thông qua cho chúng
ta biết diễn tiến của cuộc đối
thoại năm nay.
Oslo 16.04.2010
Ghi nhanh
MTT