Người Việt Cali thất vọng với Đại sứ Michael Michalak
Hà Giang,
thông tín viên RFA
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak, nhân dịp về thăm Hoa Kỳ, đă có các cuộc gặp gỡ với Cộng đồng người Mỹ gốc Việt, để cập nhật tin tức về mối quan hệ giữa hai quốc gia.
Chuyến viếng thăm Nam California lần thứ ba của ông Michael Michalak, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cuối tuần qua đă được đánh dấu bằng hai buổi họp mặt với cộng đồng người Việt tại quận Cam vào tối thứ Sáu và thứ Bẩy ngày 5 và 6 tháng Sáu.
Nhận định của ngài Đại Sứ về tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam đă tạo nên những tranh luận rất sôi nổi ngay trong buổi họp và nhiều phản ứng rơ nét của nhiều giới trong cộng đồng sau đó.
Hà Giang, thông tín viên đài Á Châu Tự Do tại California đă tham dự cả hai buổi họp này và gửi về bài tường tŕnh như sau:
Nhân quyền tại Việt Nam
Buổi thảo luận với chủ đề “Nhân Quyền VN Ngày Nay” giữa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Michalak và cộng đồng người Việt tại quận Cam, Nam California vào tối thứ Sáu vừa qua đă được đài SBTN trực tiếp truyền h́nh.
Sự tham dự đông đảo của đại diện các tôn giáo, hội đoàn, giới truyền thông và nhiều nhân sĩ trong vùng, đă nói lên sự quan tâm sâu xa của người Việt hải ngoại về t́nh h́nh nhân quyền tại Việt Nam.
Hai dân biểu liên bang là bà Lorretta Sanchez và ông Dana Rohrabacher đă mở đầu cuộc thảo luận bằng lời chia xẻ quan ngại của họ về sự thiếu tự do thông tin, và tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Lời chào mừng bằng tiếng Việt của Đại Sứ Michael Michalak đă tạo cho người tham dự những nụ cười thoải mái hiếm hoi trong buổi thảo luận đă nhanh chóng trở thành rất sôi nổi.
“Xin chào các bạn, tôi rất vui tham gia sự kiện này, nhưng tôi học tiếng Việt, nhưng tôi chưa có thể nói chuyện tiếng Việt, v́ thế tôi phát biểu tiếng Anh.”
Đại Sứ Michael Michalak tóm lược về t́nh trạng nhân quyền, kết quả của việc hợp tác kinh tế, và ông hân hoan cho biết dù chỉ mới phục vụ được một nửa nhiệm kỳ tại Việt Nam, nhưng ông đă đạt được chỉ tiêu về việc nâng cao con số du học sinh từ Việt Nam vào nước Mỹ lên đến hơn 12 ngàn sinh viên.
Trả lời câu hỏi là việc gia tăng số du học sinh sẽ cải thiện t́nh h́nh nhân quyền tại Việt Nam như thế nào, ông đại sứ phát biểu:
“Giáo dục sẽ giúp phần cải thiện nhân quyền đơn giản là v́ khi người ta càng hiểu biết nhiều về thế giới xung quanh, th́ họ lại càng có những chọn lựa khôn ngoan hơn, và tôi tin rằng họ sẽ tất nhiên có những quyết định có lợi ích cho việc cải thiện nhân quyền.”
Dân biểu Dana Rohrabacher hoàn toàn phản bác quan điểm này:
“Tôi không cho là việc đè nén nhân quyền tại Việt Nam xẩy ra là v́ người dân thiếu hiểu biết. Nguyên nhân của sự chà đạp nhân quyền là v́ có một nhóm người nhất quyết giữ lấy quyền cai trị. Kể cả người cùng đinh nhất trong xă hội cũng hiểu rất rơ rằng họ bị đàn áp, rằng họ không có quyền tự do ngôn luận. Các ông giáo sư đại học hiểu rằng nếu họ không được tự do chỉ trích nhà cầm quyền th́ sẽ bị mất việc. Việc có hay không có nhân quyền không dựa vào dân trí, mà là do chính sách của nhà cầm quyền”.
Tự do Tôn giáo?
Nhiều câu hỏi của đồng bào nêu lên về những ǵ mà họ cho là vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam, đă nhanh chóng đưa buổi thảo luận trở về việc đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, tức danh sách những quốc gia cần phải được quan tâm đặc biệt v́ vi phạm tự do tôn giáo.
Về điểm này, Đại Sứ cho biết: “Quan điểm của tôi về tự do tôn giáo hơi khác với những quan điểm đă được quư vị phát biểu ở đây ngày hôm nay. Quư vị đă biết là Bộ Ngoại Giao cho rằng hiện giờ không có đủ bằng chứng để chúng tôi đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.”
Lời tuyên bố này đă khiến nhiều người trong cử tọa ồ lên v́ không dấu được sự thất vọng và không đồng ư.
Trong buổi thảo luận chiều hôm sau, dân biểu liên bang Ed Royce đă đơn cử trường hợp của Mục Sư Nguyễn Công Chính, một bằng chứng cụ thể về việc chà đạp tự do tôn giáo tại Việt Nam đă xẩy ra từ nhiều năm nay.
Ông nói: “Nhiều người trong chúng ta rất quen thuộc với t́nh trạng của Mục Sư Nguyễn Công Chính, người đă bị công an địa phương đánh đập rất tàn nhẫn chỉ v́ những sinh hoạt tôn giáo và nhân quyền của ông. Tấm h́nh của ông mặt bê bết máu đă nói với chúng ta rất nhiều. Tôi đă đưa tấm h́nh này cho về các đồng nghiệp của tôi xem. Đó là t́nh trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam hôm nay.”
Đài Á Châu Tự Do đặt câu hỏi về các tiêu chuẩn được dùng để đưa một quốc gia vào danh sách CPC, và làm thế nào để đo lường sự cải thiện tự do tôn giáo?
Đại Sứ Michael Michalak trả lời: “Muốn đặt một quốc gia vào danh sách CPC đ̣i hỏi nhiều điều kiện. Tôi không thấy chúng ta có ích lợi ǵ trong việc đưa Việt Nam trở lại danh sách này.”
Thất vọng...
Sau buổi thảo luận, kư giả Kiều Mỹ Duyên, phát biểu:
“Chúng tôi trả lời với tính cách là một người trong cộng đồng Việt Nam quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam.
Những câu hỏi của những kư giả như là Đinh Quang Anh Thái, Hà Giang, Phong Lê Vũ, có những câu ông tránh né không có trả lời.
Nghe những lời mà tránh né trả lời của ông Đại Sứ Hoa Kỳ, cũng như là những lời mà ông có vẻ bênh vực cho Việt Nam làm chúng tôi phẫn nộ.
Và câu mà ông nói như thế này, “Các anh có thể viết thơ cho ông Tổng Thống Obama để “take me out”, đem tôi ra khỏi Việt Nam”. Chúng tôi là công dân của Hoa Kỳ, chúng tôi đều bỏ phiếu, chúng tôi cũng có thể đề nghị với chính phủ Hoa Kỳ là đưa ông Đại Sứ này trở về Hoa Kỳ.”
Nói chung, dư luận cảm thấy thất vọng với thông điệp của Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam trong chuyến viếng thăm Nam California của ông lần này.
(Hà Giang, thông tín viên RFA)