Đại Hội Công Giáo Việt Nam kỳ thứ 33 từ
ngày 30.05 – 01.06.2009 tại Aschaffenburg
với chủ đề „Sống Lời Chúa-Năm Thánh Phaolô“
Diễm Kha
Với
bài diễn văn khai mạc, Ông Vincenz Nguyễn Văn Rị,
Phó Chủ Tịch Nội Vụ, Xử lư Thường vụ Liên Đoàn
Công Giáo Việt Nam tại Đức, đồng thời cũng là
Trưởng ban tổ chức Đại Hội Công Giáo kỳ thứ 33,
đă đưa mọi tham dự viên đến gần Mẹ bằng những
lời tâm t́nh phó thác của người con thảo:
„Mẹ Lavang!
Mẹ đă thân hành đến với chúng con, chúng con là
những con cái ly hương. V́ nhiều lư do và hoàn
cảnh không thể đến kính viếng Mẹ nơi quê nhà.
Chính v́ thế Mẹ đă đến để vỗ về và an ủi đoàn
con của Mẹ nơi đây. T́nh Mẹ cho con không bao
giờ kể xiết, xin Mẹ luôn đồng hành với chúng con
trên mọi nẻo đường trần thế.
Và hôm nay, xin Mẹ cầu cùng Chúa chúc phúc cho
mỗi người chúng con được sống tràn đầy hồng ân
của Chúa Thánh Thần trong những ngày Đại hội này,
để xứng đáng cùng Mẹ long trọng khai mạc
Đại hội Công giáo Việt nam tại Đức kỳ thứ 33.““
Sau những lời thân thương gởi đến Mẹ, lời cầu „Lạy
Mẹ là ngôi sao sáng“ thật khẩn thiết đang vang
vọng trong tâm t́nh phó thác của những người con
thảo là một đồng tâm cùng nhau tuyên bố khai mạc
Đại Hội Công Giáo Việt Nam tại Đức kỳ thứ 33 với
chủ đề:
Sống Lời Chúa – Năm Thánh Phaolô
Ngay
sau đó, Linh Mục Antôn Huỳnh văn Lộ, Đại diện
Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam bên cạnh Hội Đồng
Giám Mục Đức đă thay mặt cho Hội Đồng Tuyên Uư
và tất cả linh mục tu sĩ Việt Nam tại Đức chào
mừng Đại Hội cùng tất cả các cộng đoàn, đặc biệt
các bạn trẻ và các em thiếu nhi. Ngài cũng nói
đến ư nghĩa chủ đề của ngày ĐHCG như sau:
„Là người tín hữu công giáo, chúng ta đồng
hành với Giáo Hội trên con đường Đức Tin.
Với đề tài „Sống Lời Chúa – Năm Thánh
Phaolô” Đại Hội muốn nhấn mạnh đến
„Năm Thánh Phaolô” chúng ta đang sống
mà Đức Thánh Cha Bênêđictô đã công bố cho
toàn thể Giáo Hội.
Nhắc đến Thánh Phaolô là chúng ta nghĩ đến
một con người đã không quản ngại khó khăn
thử thách để rao giảng về Chúa Kitô và
giáo lý của Ngài cho các dân tộc thuộc Đế
Quốc La Mã. Qua các thư của Thánh Phaolô,
chúng ta có được giáo lý phong phú cho đời
sống đức tin của người Kitô Hữu. Điểm nổi
bật đáng ghi nhớ nơi Thánh Phaolô là lời
rao giảng và đời sống của Ngài có cùng
một nhịp điệu như nhau. Nói sao sống vậy!
Đời sống phản ảnh đúng lời nói. Chính vì
thế lời rao giảng của Ngài tác động mạnh
mẽ nơi tâm hồn các thính giả và nhiều
người đã đón nhận Lời Chúa và tin vào
Chúa Kitô.
Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi người
chúng ta cũng là một Phaolô thứ hai khi
theo mẫu gương của Ngài biết để cho Lời
Chúa tác động nơi chúng ta. Nếu không, Lời
Chúa, cho dù có đến với chúng ta ngàn
lần vẫn không mang lại hoa trái, giống như
một tác giả đã viết vài thế kỷ trước
đây: „Nếu Chúa Kitô không sinh lại trong tâm
hồn bạn thì cho dù Chúa Kitô có sinh ra
ngàn lần cũng không đem lại ích lợi gì
cho bạn.“ Trong những ngày Đại Hội nầy,
những khi nghe Lời Chúa, chúng ta hãy mở
rộng tâm hồn để Lời Chúa tác động trên
chúng ta.““
Nh́n lên lễ đài với huy hiệu màu nhạt thật gọn
được treo giữa nền trắng lớn vừa đủ để nói lên
một tâm hồn đơn sơ và trong trắng, trong đó
trung tâm điểm của đời sống người Kytô hữu với
Thập giá, Bánh và Lời hằng sống.
Tấm phông chính của Đại Hội năm nay do Minh Tri
(Bonlanden) thực hiện là bức h́nh con thuyền
Giáo Hội với Thánh Giá và cuốn Thánh Kinh ghi
Lời Chúa Mặc Khải, Ngài là Alpha và Omega, là
Cội Nguồn và Cùng Đích của nhân loại, với trái
địa cầu mầu da cam và vàng. Ṿng tṛn bên ngoài
với hai hàng chữ mầu xanh biển: „Sống Lời
Chúa – Năm Thánh Phaolô“... hai bên tổng cộng
14 ngôi sao: biểu tượng cho 14 thư của Thánh
Phaolô. Mỗi bên có bẩy ngôi sao, biểu tượng 7
hồng ân cao cả của Chúa Thánh Thần tuôn đổ xuống
các tín hữu. Các tấm h́nh treo ghi bẩy hồng ân
của Chúa Thánh Thần treo hai bên phông chính của
Đại Hội ghi tóm tắt bẩy hồng ân của Chúa Thánh
Thần: Khôn Ngoan, Hiểu Biết, Biết Lo Liệu, Sức
Mạnh, Thông Minh, đạo đức“, và Kính Sợ Chúa đă
lôi kéo sự chú ư của toàn thể tham dự viên. Hai
bên lễ đài là kiệu Đức Mẹ La Vang với ngàn hoa
muôn sắc tỏ t́nh con thảo, nhân dịp cuối tháng
Hoa Đức Mẹ.
Thánh
lễ Vọng Chúa Thánh Thần hiện xuống do Linh mục
Antôn Huỳnh văn Lộ chủ tế cùng với các Linh mục
Tuyên Úy và các Linh mục khách đồng tế đến từ
Pháp, Thụy Sĩ, Ḥa Lan và đặc biệt hai linh mục
tuyên uư cộng đoàn CGVN tại nước Tiệp, với phần
chia sẻ của Linh mục Antôn Đỗ ngọc Hà đă kết
thúc buổi lễ khai mạc vừa đúng lúc khi bầu trời
trong sáng giữa mùa xuân đang dịu dần để nhường
chỗ cho những ánh đèn đó đây đang như những bó
đuốc được thắp lên trong tâm hồn những người trẻ
đang mong chờ đến giờ sinh hoạt.
Khung cảnh ấm cúng của ánh nến mờ nhạt đưa bạn
trẻ hướng vào ánh sáng tâm linh với những đoạn
suy niệm, chia sẻ ngắn gọn xen lẫn với lời ca
tiếng hát cùng với nhịp chân nhảy múa đang nối
những ước mơ của tuổi trẻ thành một ṿng tay
lớn. Một ṿng tay mà giáo hội và quê hương đang
đặt rất nhiều kỳ vọng vào các bạn.
Sinh
hoạt trẻ trong ĐHCG kỳ này được hướng dẫn bởi
Lm. Lê Phan và Lm. Lê thanh Liêm cùng với sự
đóng góp tích cực của nhóm “THANH NIÊN
CÔNG GIÁO”. Số lượng giới trẻ mỗi năm
một đông thêm, v́ thế chương tŕnh càng ngày
thêm phong phú và đây cũng là điểm son đă nói
lên được những ước mơ lớn cùng những đói khát
tâm linh cho giới trẻ chỉ có mỗi năm một lần
trong ĐHCG với thời gian quá ít ỏi. Xin chân
thành cảm ơn nhóm “THANH NIÊN CÔNG GIÁO” đă hiểu
rơ những đoạn đường ḿnh vừa đi qua hoặc c̣n
đang đi để dốc tâm chia sẻ cho các bạn trẻ khác.
Công việc các bạn đang làm là những cánh tay đắc
lực, giúp sức với các Linh mục Tuyên Úy trong
mục vụ giới trẻ và cũng là một nghĩa cử cao đẹp
của người con trong đại gia đ́nh đă giúp những
bậc phụ huynh, là cha, là mẹ của các bạn để lo
tương lai cho các em.
Song song vào đó, tại pḥng hội nhỏ giờ đền tạ
Thánh tâm và Mẫu tâm thật trang nghiêm đă dẫn
đưa bao nhiêu người mở ḷng ra và tâm t́nh to
nhỏ với Chúa trước khi tạm biệt một “Ngày Tâm
Linh” trong thinh lặng.
Chúa
Thánh Thể là nguồn suối t́nh yêu vẫn luôn là
trung tâm điểm của Đại Hội. Quả thực, hàng trăm
tín hữu đă sốt sắng tham dự các giờ chầu Thánh
Thể đền tạ Thánh Tâm Chúa và Mẫu Tâm, và tiếp
theo đó là giờ thánh kính Ḷng Thương Xót Chúa
do cha Đaminh Nguyễn Ngọc Long phụ trách hướng
dẫn măi tới tận đêm khuya chiều tối thứ bẩy. Các
tham dự viên đă sốt sắng dâng các bông hoa hồng
tượng trưng cho ḷng con thảo.
Ánh nắng xiên qua cành cây kẽ lá, lấp lánh trong
sương mai đang quyện với lời kinh sáng, lúc trầm
lúc bổng vang ra từ hội trường lớn chính là giây
phút của nguồn sinh lực thanh tịnh nhất để dâng
của lễ lên Thiên Chúa đang được các Lm. và các
Soeur MTG hướng dẫn.
Để chuẩn bị tâm hồn cho Thánh lễ, Lm. Nguyễn
trọng Tước, thuyết tŕnh viên chính của Đại Hội,
đă dẫn dắt những tham dự viên trong buổi hội
thảo t́m về Thánh địa Giêrusalem để theo con
đường khổ nạn của Chúa Giêsu khi xưa, qua đấy
mọi người mới hiểu rơ Lời Chúa và thực thi Lời
Chúa một cách thiết thực hơn trong đời sống.
Cũng trong buổi hội thảo này, ngài cũng đưa biết
bao nhiêu người đang c̣n ngụp lặn trong “biển”
của cuộc đời lên “bờ” để nhặt lại những “mẻ cá”
tốt cho cuộc đời của ḿnh. Quả là một đề tài
chia sẻ đánh thức lương tâm đến nỗi nhiều tham
dự viên đă tiếc thay cho những người vắng mặt
trong buổi hội thảo này.
Cũng
trong lúc này, giờ suy niệm Lời Chúa cho giới
trẻ tại nhà thể thao do Lm. Lê Phan và Lm. Liêm
phụ trách với sự cộng tác của nhóm “Thanh niên
Công giáo” đă được hưởng ứng thật tích cực. Qua
đấy các bạn trẻ sẽ t́m được Chúa trong cuộc sống
tràn đầy ư nghĩa.
Thánh lễ Đại trào mừng kính Chúa Thánh Thần hiện
xuống do Lm. Nguyễn trọng Tước chủ tế cùng toàn
thể Lm. trong tuyên úy đoàn và các Linh mục
khách được cử hành trọng thể với khoảng gần 3000
người tham dự. Trong phần chia sẻ Lời Chúa, ngài
cũng đă giúp dẫn mọi người biết t́m lại ngọn
“lửa” của Chúa Giêsu đă mang đến thế gian và ǵn
giữ ngọn lửa cũng như truyền ngọn lửa lại cho
nhau để ngọn lửa hằng sống sưởi ấm tâm hồn nhau.
Sau phần Thánh lễ riêng biệt cho các em thiếu
nhi do Lm. Phaolô Phạm văn Tuấn và Lm. Lê Phan
đồng tế. Các em đă được hướng dẫn sinh hoạt theo
chủ đề “tấm lưới cuộc đời” và
vào cuối lễ các em trở lại hội trường chính để
cùng hát tặng các bậc phụ huynh trước khi kết
thúc với phép lành cuối Thánh lễ của toàn thể
các linh mục đồng tế.
Ngay sau Thánh lễ, h́nh ảnh một cụ ông đang đỡ
cụ bà rời khỏi hàng ghế và tay trong tay lê từng
bước bên nhau là một dấu chỉ thật hùng hồn cho
việc giữ “lửa” ấm cho nhau và cũng là một gương
sáng cho cuộc sống hôn nhân của giới trẻ trong
thời đại hiện nay.
Sau bữa ăn tinh thần, các tham dự viên được mời
gọi để chia sẻ với nhau những phần cơm hộp gói
đạm bạc để tiếp sức cho những chương tŕnh kế
tiếp.
Giờ
sinh hoạt thiếu nhi, những mầm non của Giáo hội
đang được các Soeur cùng với các anh chị huynh
trưởng hướng dẫn, với những ca khúc vui tươi
lành mạnh và những điệu múa hồn nhiên ḥa lẫn
tiếng cười khúc khích đă đưa các em đến tột đỉnh
sự hồn nhiên của tuổi thơ. Năm tới cũng hẹn các
em vào giờ này em nhé.
Lại một lần nữa trong năm Thánh Phaolô này, giờ
chầu Ḿnh Thánh được tiếp nối một cách sốt sắng
và long trọng. Vào lúc 16g30 chiều, rất nhiều
tín hữu đă đến tham dự giờ chầu Thánh Thể chính
của Đại Hội kết thúc Tháng Hoa Đức Mẹ trong đại
lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống do cha Huỳnh Công
hạnh đảm trách. Lần đầu tiên thể theo ư kiến của
Tuyên uư Đoàn, thay v́ buổi thuyết tŕnh vào
buổi sau trưa, thuyết tŕnh viên chính của Đại
Hội năm nay là cha Giuse Nguyễn Trọng Tước đă
hướng dẫn suy niệm trước Thánh Thể… giúp giáo
dân càng xác tín hơn t́nh thương hải hà của Chúa
Thánh Thể và các hoa trái siêu nhiên trong đời
sống đạo các nhân, gia đ́nh, cộng đoàn và giáo
hội. Đây là một kỷ niệm đạo đức thật sống động
cho nhiều người có dịp được chiêm ngắm và hoà
ḿnh trong ơn Thánh qua giờ chầu Ḿnh Thánh
Chúa, nhất là trong cuộc sống ly hương để cảm
nhận được như lời Đức Cố Thánh Cha Gioan Phaolô
II đă xác quyết: Thánh Thể là trung tâm điểm của
đời sống.
Một trong những hoa trái phong phú của Đại Hội
là các ṭa ḥa giải trong ba ngày Đại Hội luôn
luôn có các linh mục hiện diện và rất nhiều hối
nhân đến giao hoà với Chúa trong giờ Chầu Thánh
Thể.
Song song vào đó, tại “mật viện“, các vị Đại
Biểu của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức đă
hội họp và cầu nguyện cùng Chúa Thánh Linh trước
khi bầu ra một Ban Chấp Hành cho nhiệm kỳ 2009 –
2011. Trông chờ “khói trắng“ tỏa trong hương
ḷng và lắng nghe “hồi chuông“ rung động của con
tim, với sự giúp đỡ và
chứng
kiến của Linh Mục linh hướng và Ban Tư Vấn các
Đại Biểu đă hoàn tất chương tŕnh bầu cử với một
Tân Ban Chấp Hành thật xuất sắc: “Habemus“ Ban
Chấp hành
Chủ Tịch: Ông Phùng khải Tuấn
Phó Chủ Tịch Nội Vụ: Ông Nguyễn Văn Rị
Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ: Ông Nguyễn xuân Lộc
Thơ Kư: Ông Lê quang Du
Thủ Quỹ: Ông Dương văn Đá
Nguyện chúc Tân Ban Chấp Hành luôn hăng say
trong trách vụ mới, để đồng hành với các Linh
Mục linh hướng đem niềm tin yêu hiệp nhất muôn
người như một của Thiên Chúa đến với từng thành
viên trong mỗi gia đ́nh công giáo chúng ta.
Ngoài
trời đă dịu mát, kéo theo bao nhiêu diệu vợi để
ḷng chùng xuống, ru đong đưa vào những bản nhạc
trữ t́nh quê hương, những hoạt cảnh t́nh tiết và
những điệu vũ sắc xảo. Những đợt vỗ tay tán
thưởng chừng như nuốt át cả lời người giới thiệu
cho tiết mục kế tiếp. Thế mới biết cây nhà lá
vườn đang nẩy lộc đơm xuân. Liền sau đó chương
tŕnh văn nghệ „ca vũ“ đặc biệt dành cho bạn trẻ
thật lành mạnh đă được nhiệt liệt hưởng ứng.
Đặc biệt vào lúc khai mạc chương tŕnh văn nghệ,
toàn thể các tham dự viên trong hội trường đă
hiệp thông trong nghi thức thắp nến cầu nguyện
cho Công Lư và Hoà B́nh mau được thể hiện trên
Quê Hương, hiệp thông với Thái Hà. Nguyện cầu
cho ngọn nến Công Lư được thắp sáng từ Hà Nội,
giáo xứ Thái Hà được tiếp tục trong các gia đ́nh
và cộng đồng CGVN hải ngoại.
Cũng
trong giờ văn nghệ chiều nay, Liên Đoàn CGVN tại
Đức cùng toàn thể các tham dự viên cũng thay mặt
người Việt khắp nơi để tri ân ông bà Tiến sĩ
Rupert Neudeck, người đă sáng lập ra Ủy ban Cap
Anamur với con tàu Cap Anamur để cứu bao người
vượt biển. Hoan hô bạn! Chúng tôi không bao giờ
quên ơn bạn.
Cũng trong dịp này, tân Ban Chấp Hành đă được ra
mắt. Cha Huỳnh Văn Lộ đă đại diện Hội Đồng Tuyên
Uư cám ơn và trao quà cho các thành viên của cựu
ban chấp hành liên đoàn nhiệm kỳ 2007-2009 và
cầu chúc cho tân ban chấp hành nhiệt tâm phục vụ
và cộng tác để chung tay xây dựng cho cộng đoàn.
Xin nguyện cầu cho tất cả những người làm vườn
nho của Chúa được hoàn thành với ơn gọi của
ḿnh.
Sáng sớm, “Ngày hiền mẫu“ của Mẹ La Vang được
tôn kính và vinh danh với muôn ḷng mong chờ
trong bao màu cờ phất phới với những nụ hoa ban
mai mới nở rộ. Dẫn đầu vẫn là cờ Hội thánh, theo
sau đó lá cờ quê hương vàng thắm với ba sọc đỏ
kiên cường được dương lên cao dẫn đoàn kiệu rước
với hàng ngàn con dân Việt núp bước dưới bóng Mẹ
hiền như đang thực hiện một sứ mạng:
“ . . . bước theo Mẹ, ḷng con quyết dâng lên
Mẹ, xin Mẹ dạy con hai tiếng xin vâng . . .“ Xin
vâng và từ đây hai tiếng XIN VÂNG dơi bước theo
ḍng đời con luôn luôn có Mẹ. Đoàn con đă cùng
chung ḷng dâng lên Mẹ trên trời những bài ca
vang vọng khắp công viên, nhất là cùng nhau lần
hạt Mân Côi cầu xin Mẹ ban cho Công Lư và Ḥa
B́nh mau thể hiện trên Quê Hương Việt Nam dấu
yêu.
Thánh lễ tôn kính Mẹ được tiếp theo sau đó, do
Đức Cha Dr. Josef Voss, Giám Mục phụ tá Giáo
phận Münster chủ tế cùng các Linh Mục đồng tế
dưới chân dung Mẹ Lavang để nói lên với Mẹ: Mẹ
ơi, Mẹ là tất cả. Tiếng Mẹ trong tim con, nhất
là người con Việt Nam, thoát ra từ cửa miệng
thật đằm thắm, thật thân thương.
Với lời chào mừng đầu Thánh lễ, Đức Giám mục nói
rằng: „Rất tiếc, tôi không thể nói được tiếng
Việt, nhưng lần tới...“ thật thân thương giữa
những tiếng vỗ tay chen lẫn với những xúc cảm
của người giáo dân Việt dành cho các vị chủ chăn
bản xứ.
Sau đây là toàn bộ bài chia sẻ trong Thánh lễ
của ngài do Lm. Jos. Huỳnh công Hạnh chuyển ngữ:
1,
Sống Lời Chúa – Năm thánh Phaolô: Đây
là chủ đề của Đại Hội Công Giáo Việt Nam. Tôi
thích dùng đề tài này, v́ không những nhà thờ
chính toà tại Münster cũng như giáo phận Münster
đều có Thánh quan thầy là Phaolô. Năm nay chúng
ta mừng 2000 năm sinh nhật thánh Phaolô.
Và chúng ta có thể thêm vào một ngày mừng kỷ
niệm thứ hai nữa là: Trong bao nhiêu bức thư ở
thế kỷ thứ nhất gửi tới Roma, có một bức thư rất
đặc biệt cách đây 1950 năm: nó không thuộc hạng
thư b́nh thường, nhưng là một bức thư với 16
chương; một bức thư mà ngày nay vẫn được đọc lên
và có ảnh hưởng thế giới. Đó là thư của thánh
Phaolô tông đồ gửi tín hữu thành Rôma.
Như một đoản nhạc dạo mở đầu một cách hào hùng
trong đại nhạc kịch tác giả đă khởi đầu trong
bức thư ấy như sau:
Tôi là Phao-lô, tôi tớ của Đức Ki-tô Giê-su; tôi
được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo
Tin Mừng của Thiên Chúa.
Tin Mừng ấy, xưa Người đă dùng các ngôn sứ của
Người mà hứa trước trong Kinh Thánh.
Đó là Tin Mừng về Con của Người là Đức Giê-su
Ki-tô, Chúa chúng ta.
Nhờ Người, chúng tôi đă nhận được đặc ân và chức
vụ Tông Đồ, làm cho hết thảy các dân ngoại vâng
phục Tin Mừng hầu danh Người được rạng rỡ. Trong
số đó, có cả anh em, là những người đă được kêu
gọi để thuộc về Đức Giê-su Ki-tô.
Kính gửi tất cả anh em ở Rô-ma, những người được
Thiên Chúa yêu thương, được kêu gọi làm dân
thánh.
Xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa
Giê-su Ki-tô ban cho anh em ân sủng và b́nh an.“
Tôi là Phaolô, tôi tớ của Đức Giêsu Kitô - gửi
mọi người thành Rôma. Đó là lời chào của ngài
(khi xưa cũng như ngày nay) tới mọi người: gửi
tới những người nô lệ không quyền lợi của xă hội
La mă; gửi tới những người có địa vị khi xưa
cũng như ngày nay; gửi tới người học thức và
người kém học khi xưa cũng như ngày nay: gửi tới
mọi người, v́ họ được Chúa yêu thương và được
kêu gọi làm dân thánh. Ngày nay chúng ta cũng
thuộc về nhóm người được ngài gửi thư tới.
2. Giả sử như có người hỏi ngài:
động lực nào thúc đẩy ngài, chắc ngài
sẽ chỉ cho ta biến cố trước thành Damascus: Chúa
Giêsu Kitô bị đóng đinh như tội phạm trên thập
giá, ngài không chết. Ngài đă sống lại và đang
sống. Ngài đă hiện ra với tôi; tôi đă thấy ngài.
Thật không ǵ quan trọng hơn và tốt hơn cho bằng
khi một người đến với Chúa Giêsu trong đức tin –
xưa kia cũng như ngày nay.
Điều này không c̣n là hiển nhiên đối với nhiều
người. Chúng ta đang sống trong một thế giới -
nhất là tại Âu châu – trong đó ít nhất là trong
thực tế quan niệm sống chỉ nhắm tới bề ngoài.
Con người ước vọng mọi thứ trong cuộc sống ở thế
giới này. Đó là điều tự lừa phỉnh ḿnh. Mọi
người biết từ kinh nghiệm bản thân, bao nhiêu
ước vọng trong cuộc sống không thể đạt được.
Trong mỗi người đều chứa ẩn một khát vọng sâu sa
tới nguồn hạnh phúc xác thực, tới niềm hy vọng
mang sự sống, dẫu rằng chúng ta bị lấy mất đi
tất cả, ngay cả mạng sống nữa.
Và Thánh Phaolô nói cho chúng ta biết: Chúng tôi
loan truyền cho anh em, những ǵ anh em t́m kiếm
mà không biết. Đó là chúng ta có thấy Chúa không
khi kiếm t́m Ngài. Nhưng Ngài không xa một ai
trong chúng ta. Trong ngài chúng ta sống, hoạt
động và hiện hữu.
3. Nhân dịp Đại Hội Công Giáo (của quư
ông bà anh chị em) tôi đem tới cho quư ông bà
anh chị 3 lời chúc - những lời chúc theo lời của
thánh Phaolô tông đồ.
3.1 Phao lô viết cho tín hữu
thành Galát: „Thiên Chúa đă dành riêng tôi ngay
từ khi tôi c̣n trong ḷng mẹ, và đă gọi tôi nhờ
ân sủng của Người. Người đă đoái thương mặc khải
Con của Người cho tôi“
C̣n các tín hữu thành Ephesô, ngài viết: Chúc
tụng Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta –
ngài đă chọn chúng ta trước khi khởi đầu vũ
trụ.“ Chúng ta phải giải thích điều này. Tại sao
có tôi? Tại sao có bạn? Có phải là ngẫu nhiêu
không?
Ngày nay chúng ta biết rơ ràng, con người h́nh
thành theo sinh học như thế nào và con người bắt
đầu từ một khởi điểm nhỏ nhất phát triển trong
bụng mẹ ra sao. Nhưng con người c̣n đáng giá hơn
tất cả các sinh học – Con người là tôi và bạn /
và (con người) sẽ hỏi: Điều ǵ sẽ trở thành nơi
tôi?
Là Kitô hữu chúng ta tin điều này và cũng là lời
chứng của Thánh Phaolô tông đồ như sau: phía sau
cuộc sống của bạn và của tôi có một điều bí ẩn
không thể hiểu nổi. Chúng ta gọi là Thiên Chúa.
Ngài đă gọi đích danh bạn và tôi một cách đầy
huyền diệu. Có bạn và tôi trên đời này là v́
Thiên Chúa Tạo Hoá muốn có bạn và tôi, Ngài yêu
thương tôi và muốn cuộc sống của chúng ta tốt
đẹp. Đó là nhân phẩm của con người. Ngài thật tự
tin! Ngài tin tưởng mỗi người chúng ta sẽ thành
công trong cuộc sống duy nhất của ḿnh. V́ thế
Ngài ban tặng cho chúng ta Thánh Thần của Ngài.
Tôi xin chúc từng người trong ông bà anh chị em
hăy nh́n tương tai trong sự tự tin và phó thác
này, bởi v́ Thiên Chúa tin tưởng trao cuộc sống
cho chúng ta.
3.2 Trong thư gửi tính hữu
Galát thánh Phaolô viết: „Tôi sống trong niềm
tin vào Đức Giêsu Kitô, Người đă yêu tôi và hiến
mạng ḿnh v́ tôi.“ Thiên Chúa đầy huyền nhiệm
này không xa chúng ta. Ngài đă trở thành con
người trong Chúa Giêsu thành Nagiarét. Chúa đă
chấp nhận một gương mặt con người trong Chúa
Giêsu và đă ngắm nh́n chúng ta bằng đôi mắt nhân
loại. Ngài có một quả tim nhân ái muôn đời và
biết chúng ta cảm nghiệm như thế nào. Ngài đă
chia sẻ cuộc sống với chúng ta trong mọi ngày
cho tới lúc kết thúc cay đắng là chết trên thập
tự giá.
Thiên Chúa đă quá yêu thương thế gian đến nỗi
Người đă hiến Con Một của Người để ai tin và
trong cậy vào Người th́ có cuộc sống đời đời.
Chúng ta không bị bỏ rơi mà sống một ḿnh. Chính
Chúa đă trở nên người đồng hành với chúng ta
trong Chúa Giêsu Kitô, Người là bạn của chúng ta
- Cụ thể Ngài nói: Ta gọi anh em là bạn hữu.
Không ai có t́nh yêu lớn hơn bằng người hiến
mạng sống ḿnh v́ bạn hữu.
Chúng ta mắc nợ mọi người t́nh yêu này, v́ đă
cho chúng ta điểm tựa, niềm hy vọng và hướng đi
trong cuộc sống. Chính Tin Mừng này Thánh Phaolô
đă muốn loan truyền cho mọi người – Tin Mừng này
đă thu hút ngài đến nỗi ngài không ngừng nghỉ đi
qua các nước trong thế giới quen biết thời đó,
để có thể chiếm lănh nhiều người cho Chúa Giêsu
Kitô. Ngài đă yêu thương chúng ta và hiến ḿnh
v́ chúng ta. V́ Chúa Giêsu Kitô đứng bên chúng
ta, cùng đi con đường của chúng ta, bởi vậy
chúng ta có một tương lai vượt lên sự chết. Cái
chết của chúng ta đă được chiến thắng khải hoàn
bởi sự phục sinh của Ngài.
3.3 Gửi tới các tín hữu thành
Côrintô Thánh Phaolô viết: Có nhiều ân sủng –
nhưng trong mọi sự chỉ là một Thần khí. Đó là
Thánh Thần hoạt động trong mọi năng khiếu và khả
năng của con người. Không ai trong chúng ta có
thể làm tất cả và cũng chẳng có ai không có ǵ.
Chúng ta chỉ có thể sống, khi chúng ta bổ túc
cho nhau, khi chúng ta sống cho nhau và cùng
nhau sống. Ngoài ra, Chúa Thánh Thần mà Chúa
Giêsu ban tặng sẽ tác động chúng ta. Đây là lư
do mà chúng ta mừng kính trong dịp Đại lễ Chúa
Thánh Thần. Không ai sống cho riêng ḿnh, v́
chính Chúa Giêsu cũng chẳng sống cho Ngài, nhưng
đă hiến ḿnh v́ chúng ta. Chính những ngày Đại
Hội Công Giáo này chúng ta cảm nghiệm rơ ràng
một cách đặc biệt là sống cho nhau và cùng nhau
sống quan trọng như thế nào.
Và cho cuộc sống chúng ta cần có: sự tin tưởng,
trung thành, thừa nhận, t́nh bạn, t́nh yêu và
chẳng có điều nào trong đó mà chúng ta tự có
được. Chúng ta cũng chẳng thể mua được bằng
tiền. Chúng ta chỉ có thể trao tặng những điều
ấy cho nhau phát xuất từ tự do trong tâm hồn
chúng ta. Và khốn thay cho những ai không được
ban tặng những điều ấy - họ sẽ cằn cỗi từ gốc rễ
sự sống. Và chỉ có ai khá thành thật nh́n vào
thế giới chung quanh, sẽ biết rằng chúng ta rất
cần Chúa Thánh Thần biết là chừng nào.
Đó là Chúa Thánh Thần mà Ngài ban tặng cho chúng
ta một quả tim mạnh mẽ và bao la để chúng ta
trao tặng lẫn nhau những ǵ cần thiết trong cuộc
sống, mà chẳng có ai tự tạo ra cho ḿnh được.
Hoặc là như Thánh Phaolô nói: Hoa quả của Thần
khí là yêu thương, vui mừng, b́nh an, nhẫn nại,
thân thiện, nhân hậu, trung thành, hiền lành và
tự chủ.
Nhờ lời bầu cử của Thánh Phaolô tôi cầu chúc quư
ông bà anh chị em tràn đầy Thánh Thần trong đời
sống. Amen.
Sau Thánh Lễ, ông Phó Chủ tịch ngoại vụ Nguyễn
Xuân Lộc, với tâm t́nh biết ơn, đă ngỏ lời cám
ơn đến tất cả các Linh Mục, Tu Sĩ và cộng đồng
Dân Chúa, đă dùng lời cầu nguyện, đă bớt chút
thời giờ, đă bỏ công bỏ sức và cả của cải ra để
giúp cho Đại Hội Công Giáo Việt Nam được thành
công tốt đẹp.
Lời cám ơn thật cảm động của Ông Phó Chủ tịch
ngoại vụ báo hiệu cho một lần gặp gỡ sắp chấm
dứt. Nắm chắc bàn tay như sợ đánh mất đi một
chút quư báu c̣n lại. “Hẹn nhau năm tới“, ḷng
nhủ thầm trong câu ca “Rời tay phút chia ly lên
đường nghĩa vụ, bạn ơi đừng quên nhé phút giây
sum vầy, tay trong tay . . .“ và trong nghĩa vụ:
ra đi ḷng dạt dào đem niềm tin vừa được tẩm bồi
thêm sức sống để trở thành muối đất giữa ḷng
đời bằng chính đời sống của ḿnh. Và cùng với
„CÚ NGĂ NGỰA“ của Phaolô khi xưa, mọi tham dự
viên đă trở thành một Phaolô mới sẵn sàng tung
đi khắp các nẻo đường với một sứ mệnh “Anh em sẽ
là nhân chứng của Thày cho đến tận cùng trái
đất“ (Tdcv. 1, 8).
Kết thúc, ông Nguyễn Văn Rị, trưởng ban tổ chức
Đại Hội, đă trao quà và dâng bông đến Đức Cha
Dr. Josef Voss, và dâng bông chúc mừng cha
Vinhsơn Trần Văn Bằng nhân dịp mừng sinh nhật 70
tuổi và sắp mừng kỷ niệm 40 năm Linh Mục.
Đă
từ 33 lần qua, Đại Hội CGVN tại Đức hàng năm vào
dịp Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống nay đă trở nên
ngày truyền thống cho người Công giáo Việt nam
tại Đức và cũng là ngày để cho mọi tham dự viên
có dịp „lên bờ“, gặp gỡ và cùng nhau đón nhận
thêm ơn sủng hầu có thể chia sẻ với nhau sau bao
ngày gặp lại.
Năm nay, mặc dù có khó khăn về pḥng ốc, nhưng
tiếng chào câu hỏi vẫn không ngớt trên những
khuôn mặt tươi vui của các tham dự viên đă là
một sự khích lệ rất lớn cho Ban tổ chức ĐHCG.
Xin chào tạm biệt thành phố Aschaffenburg nơi có
con sông Main thơ mộng nằm ngay trung tâm của
nước Đức. Xin chào ông, chào bà là những chứng
nhân sống động đă trải dài những tấm gương sáng
cho con, cho cháu. Xin chào anh, chào em trong
sứ mệnh đầy nhiệt huyết phục vụ cho giáo hội,
cho quê hương và cho tha nhân trong CÔNG LƯ và
HOÀ B̀NH. Xin chào các em thiếu nhi với một sứ
vụ tương lai của giáo hội và tổ quốc, các em hăy
vâng lời cha mẹ nhé.
Diễm Kha