Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

CẢNG HAMBURG - RỰC RỠ T́nh Người

Tường thuật buổi lễ Khánh Thành

Tượng Đài Tỵ Nạn Hamburg

 

* Phù Vân

 

Vào lúc 13 giờ ngày thứ Bảy, 12 tháng Chín 2009, Hội Xây Dựng Tượng Đài Tỵ  Nạn (XDTĐTN) Hamburg đă hân hoan đón tiếp Tiến sĩ Wolfgang Schaeuble, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, đại diện chính quyền Liên Bang Đức đến tham dự lễ khánh thành tượng đài tỵ nạn tại Landungsbruecken Hamburg trong tiếng vỗ tay hoan hô nồng nhiệt của trên 1200 thuyền nhân Việt Nam và thân hữu người Đức, kề vai sát cánh bên nhau dày kín bờ đê của cảng Hamburg từ Cầu Tàu số 1 (Brücke 1) cho đến Restaurant Ueberseebruecke.

Số người này có thể đến từ sáng nay, hay đến từ hôm qua, hoặc có người đến từ một vài ngày trước. Trên các bảng nhỏ giương lên, người ta biết được họ thuộc những đơn vị đến từ các quốc gia lân cận như Pháp, Áo, Ḥa Lan, Đan Mạch, xa nhất là Hoa Kỳ; và dĩ nhiên đông đảo nhất vẫn là người Việt tại Đức. Họ đến từ Muenchen, Wuertzburg, Saarland, Reutlingen, Frankfurt, Stuttgart, Nuernberg, Moenchengladbach, Bochum, Goettingen, Hannover, Oldenburg, Bremen, Berlin, Hamburg… Nương theo tiếng trống lân, theo hướng của ba lá cờ lớn dựng thật cao - đó là cờ của Đức, cờ vàng ba sọc đỏ và cờ Hamburg, đang tung bay phất phới hướng dẫn họ đến địa điểm tập trung. Tấm biểu ngữ thật lớn căng ngang đập mạnh vào sự chú ư của mọi người hầu như đă nói hết mục tiêu của ngày lễ: Danke Deutschland, Danke Cap Anamur (Cảm Ơn Nước Đức, Cảm Ơn Cap Anamur).

Trước đó, các chính khách và đại diện các đảng phái của chính quyền liên bang, của tiểu bang Hamburg và các tiểu bang khác cũng nhận được những tràng pháo tay nồng nhiệt cùng với hàng trăm lá cờ cầm tay Đức và cờ vàng ba sọc đỏ phơi phới phất lên chào mừng. Trong số đó, có ông Frank Muentefering, Chủ tịch Đảng Dân Chủ Xă Hội Đức (SPD); ông Arnold Vaatz, phó chủ tịch liên đảng Thiên Chúa Giáo CDU/CSU tại quốc hội Đức; bà Prof. Dr. Karin von Welck, bộ trưởng bộ văn hoá, thể thao và truyền thông của Hamburg, đại diện cho ông Ole von Beust, thống đốc tiểu bang Hamburg; ông Heinz Georg Bamberger, bộ trưởng tư pháp của tiểu bang Rheinland-Pfalz; ông Aiman A.Mayzek, Tổng Thư Kư Hội

Đồng Trung Ương Hồi Giáo tại CHLB.Đức, thành viên Ban Chấp Hành đảng FDP tại Aachen.

Đặc biệt là ông Dr.Philipp Roestler (FDP), bộ trưởng kinh kế, lao động và giao thông của tiểu bang Niedersachsen, qua nhân diện và ngoại h́nh là một người Việt Nam, nên ông được bà con nhiệt liệt đón mừng.

Ngoài ra c̣n có sự hiện diện của hai nhân vật quan trọng đó là ông Dr.Ernst Albrecht, cựu thống đốc tiểu bang Niedersachsen, người đầu tiên lên tiếng tiếp nhận người Việt tỵ nạn cộng sản; ông Hans-Ulrich Klose, cựu thống đốc tiểu bang Hamburg.

Dĩ nhiên không thể thiếu những vị Cố Vấn của Hội, như các ông Freimut Duve (SPD), cựu thượng nghị sĩ đặc trách khối tự do ngôn luận thuộc tổ chức an ninh và hợp tác của các quốc gia Âu Châu; ông Frank Alt, phóng viên báo chí và truyền h́nh Baden-Baden.

Về phía Việt Nam, có Ḥa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác tại Hannover, Tổng Thư Kư Giáo Hội Phật Giáo VNTN Liên Âu và Sư Huynh Hà Đậu Đồng, linh hướng trong viện dưỡng tật Alexianer tại Muenster, cũng là những vị cố vấn của Hội.

 

     Cũng không thể thiếu các ông Klaus Kluge và Michael Waldi, nhân viên Bộ cầu đường và thủy lợi tiểu bang Hamburg đă từng làm việc chung với Hội Xây Dựng Tượng Đài Hamburg. Và c̣n rất nhiều vị đại diện của các tổ chức, hội đoàn khác như Ủy Ban Cap Anamur, Hội Mũ Xanh (Grünhelme e.V.), quan khách người Đức và người Việt Nam.

Đặc biệt, ngôi sao sáng chói trong ngày lễ hội là hai ông bà Christel và Rupert Neudeck đă được người Việt hiện diện nồng nhiệt chào đón. Những ánh mắt, những nụ cười, những cái xiết chặt tay, những ṿng ôm, những lời cảm ơn nồng nàn hay nghẹn ngào nước mắt… Tất cả những cử chỉ đó của người Việt- của những thuyền nhân đă vượt thoát chế độ cộng sản Việt Nam 30 năm trước, đă chân thành nói lên tự đáy ḷng lời cảm ơn cao quư nhất dành cho vị ân nhân đă có ơn cứu tử. Không có ông, không có Ủy Ban Cap Anamur do ông sáng lập th́ thử hỏi trong số 11.300 thuyền nhân này có bao nhiêu người c̣n sống sót hay đă vùi thây ngoài biển cả?

Ông bà Neudeck, với thái độ khiêm cung và ḥa ái đă ân cần tiếp xúc thân mật với mọi người. Không rơ, trong con người gầy c̣m, 70 tuổi đó chứa đựng một nghị lực mănh liệt như thế nào! Bởi v́ nếu không có ông, không có những tiềm lực và tiềm năng của ông, không có sự đồng cảm và đồng điệu của bạn hữu ông, không có những hậu thuẩn và ṿng quan hệ rộng lớn trong chính giới cũng như trong giới truyền thông th́ dự án xây dựng tượng đài tỵ nạn làm sao có được thành quả tốt đẹp như ngày hôm nay…

     Ông đă từng theo dơi và biết được nguyện vọng tha thiết của Hội XDTĐTN Hamburg là muốn thực hiện cho bằng được một biểu tượng đặt đúng vào nơi quan trọng có ư nghĩa lịch sử và có tầm vóc quốc tế để tỏ ḷng biết ơn nhân dân Đức, nên ông cũng vất vả ngày đêm vận động, hay có khi phải can thiệp với chính quyền các nơi để tháo gở những khó khăn…

Thế cho nên, thiên thời, địa lợi và nhân ḥa là 3 yếu tố được báo chí, quan khách Việt Đức nhắc đến nhiều trong ngày khánh thành tượng đài.

Hai tuần lễ trước đó, thời tiết âm u và mưa gió bất thường; nhưng đến ngày thứ Bảy, ngày 12 tháng Chín, trời bỗng nhiên quang đăng, nắng ấm đầu thu chan ḥa trên hải cảng. Đúng là "thiên thời", hợp với câu khi thương trời cũng ch́u người.

Tượng đài được xây dựng trong một khu vườn khoảng 50 mét vuông ngay trên bờ đê của hải cảng. Các loại cây được chọn trồng hài ḥa với hai nền văn hóa đông tây, lại có thêm hai con sư tử bằng đá cẩm thạch màu trắng đứng chầu hai bên tượng đài vừa biểu dương một sức mạnh phi thường, vừa gây ấn tượng quyến rủ hàng ngàn du khách mỗi ngày ghé mắt vào xem. Đúng là "địa lợi"!

Thêm nữa, dù gặp bao nhiêu sóng gió và khó khăn từ ngày thành lập Hội XDTDTN cho đến gần ngày khánh thành, anh em trong Hội phải cam nhẫn chịu đựng để đối phó với những áp lực từ nhiều phía. Từ sự "góp ư" nhẹ nhàng của cộng đồng người Do Thái so sánh hai tấm bảng bằng đồng họ đă gắn lên tường ngoài hải cảng sau đệ nhị thế chiến cũng đủ làm cho người Đức cúi gầm mặt về hành động vô nhân đă trục xuất con tàu Exodus của người Do Thái ra biển khơi dưới thời Hitler. Chỉ một vài ḍng góp ư của họ đăng trên tờ báo Hamburger Abendsblatt ngày 26.11.2006 cũng đủ làm cho chính quyền Hamburg nao núng có ư định từ chối dự án của Hội XDTĐTN Hamburg. Thế mới biết ảnh hưởng của người Do Thái thật mạnh, nhưng đó chỉ mới nói riêng trong phạm vi truyền thông mà thôi. Chưa kể đến những áp lực "chính trị" có thể từ bàn tay cộng sản Việt Nam luồng lách bên trong qua mắt xích ngoại giao và mậu dịch, nên chính quyền tiểu bang mới đặt lại "vấn đề tế nhị" về ngoại giao giữa hai quốc gia với Hội XDTĐTN để yêu cầu mang tính hâm dọa phải hủy bỏ mấy chữ "tỵ nạn cộng sản"! Thế nhưng sau lưng của Hội là một thế lực có tầm vóc, nên cuối cùng tất cả mọi "khúc mắc" đều được giải tỏa một cách êm đẹp. Đúng là "nhân ḥa" nên mới có quư  nhơn pḥ trợ!

Chưa bao giờ thấy được sự yên lặng và trang nghiêm như hôm nay, khi MC trẻ đẹp Phạm Minh Tâm mời bà Bộ trưởng văn hóa Prof.Dr.Karin von Welck, đại diện thống đốc tiểu bang Hamburg, lên đọc lời chào mừng quư vị đại diện chính quyền liên bang, đại diện các tiểu bang; chào mừng quan khách và gởi lời cảm ơn cộng đồng người Việt đă xây dựng cho Hamburg một biểu tượng có giá trị lịch sử lôi cuốn thêm du khách.

Trong bài diễn văn ngắn gọn nhưng hết sức súc tích, ông Nguyễn Hữu Huấn, chủ tịch Hội XDTĐTN, đă chào mừng và cảm ơn quan khách, đồng thời tŕnh bày lư do tại sao cộng đồng người Việt tại CHLB Đức lại xin phép xây dựng một Tượng Đài nhằm mục đích tỏ ḷng biết ơn Ủy Ban Cap Anamur đă cứu sống 11.300 thuyền nhân Việt Nam; đồng thời để cảm ơn chính phủ và nhân Đức đă tiếp nhận và cưu mang số thuyền nhân này trong 30 năm qua. Tượng Đài này là chứng tích về ḷng nhân đạo, về t́nh người của chính quyền và nhân dân Đức. Ông cũng nêu lư do tại sao Tượng Đài lại xây dựng tại nơi đây, v́ con tàu Cap Anamur đă hai lần chở thuyền nhân trở về cảng mẹ Hamburg vào các ngày 26.6.1982 và ngày 05.9.1986. Tượng Đài này c̣n là tấm ḷng tri ân của người Việt tỵ nạn, là một tặng phẩm trân trọng gởi đến tiểu bang Hamburg

Đặc biệt trong bài diễn văn của Bộ Trưởng Nội Vụ, ông Dr.Wolfgang Schaeuble đă khẳng định về giá trị của hai chữ tự do và tinh thần hội nhập tự nhiên không bị cưỡng bách của cộng đồng người Việt, mà trước đây 30 năm họ là những thuyền nhân, bây giờ họ đă có nhiều thành công về mọi mặt. Thay mặt chính quyền liên bang, ông khẳng định rằng"… Tôi phải cảm ơn họ, cảm ơn những sự đóng góp của họ làm cho đất nước chúng ta phong phú hơn".

Tiếp theo ông Frank Muentefering đă nhắc lại nhiều vấn đề khó khăn của nước Đức trong việc cứu giúp người Việt vượt biển, v́ vào thời điểm đó không phải ai ai cũng hân hoan tán đồng hành động nhân đạo này. Ông ca tụng ông Neudeck và Ủy Ban Cap Anamur đă phải vượt qua bao nỗi khó khăn, nghi kỵ mới cứu vớt được số thuyền nhân này…

Hai vị đại diện tôn giáo là Ḥa Thượng Thích Như Điển và Sư Huynh Hà Đậu Đồng đọc lời cầu nguyện cho linh hồn những người đồng hương thiếu may mắn đă bỏ ḿnh trên đường đi t́m tự do sớm được siêu thoát.

Âm vang của tiếng kinh cầu ḥa với tiếng sóng lồng lộng giữa trưa, tựa như có sự hiển linh của hồn người quá cố quấn quít đâu đây!

H́nh ảnh đẹp nhất của cuối buổi lễ cầu nguyện là hai vị lănh đạo tinh thần - một áo vàng nhà Phật và một áo đen nhà Ḍng, đă nắm tay nhau mỉm cười trong tinh thần cảm thông, ḥa đồng tôn giáo.

Hai bài quốc ca Đức và Việt Nam Cộng Ḥa được nhóm văn nghệ trẻ Hamburg hát lên với tấm ḷng sùng kính cao độ. Tất cả quan khách Đức Việt đều nghiêm chỉnh hướng về lá cờ tổ quốc. Riêng số người Việt tứ xứ đổ về đây đều hát lên thật lớn, hát như chưa bao giờ được hát bài quốc ca của ḿnh giữa một hội lễ tưng bừng, hát bằng trái tim nồng nhiệt, hát bằng nước mắt rưng rưng vui sướng.

Giây phút nôn nóng chờ mong đă đến, bà Prof.Dr.Karin von Welck, ông Dr.Ernst Albrecht, ông Dr.Rupert Neudeck, ông Dr.Philipp Roestler và ông Nguyễn Hữu Huấn được vinh dự mời đến cắt băng khánh thành tượng đài.

Tượng Đài là một cuốn sách bằng đồng, dài khoảng 85cm, rộng 60cm và dày 15cm, được dựng trên một trụ đá hoa cương màu đen, có gắn Logo – huy hiệu của Hội Xây Dựng Tượng Đài Tỵ Nạn Hamburg, nền vàng với con tàu đang vượt ba làn sóng đỏ. Trên hai trang sách mở rộng có ghi ba thứ tiếng, trang bên trái ghi tiếng Đức, trang bên phải ghi tiếng Anh và tiếng Việt. Nội dung cảm ơn nhân dân và chính phủ Đức; cảm ơn Ủy Ban Cap Anamur và Tiến sĩ Rupert Neudeck đă cứu sống 11.300 thuyền nhân qua 3 chuyến tàu Cap Anamur từ năm 1979 cho đến 1987 và để tưởng niệm những đồng hương tỵ nạn cộng sản đă bỏ ḿnh trên đường t́m tự do. Dưới cùng có ghi Cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản tại Cộng Ḥa Liên Bang Đức, thành lập ngày 12 tháng 9 năm 2009.

Nào có ai biết rằng đứa con tinh thần này Hội XDTĐTN Hamburg đă thai nghén và cưu mang gần 4 năm qua, đến nay mới được khai sinh!

Ông Dr.Philipp Roestler, trong cung cách nói chuyện hết sức lôi cuốn, cho biết rằng, khi ông nhận lời lên tham dự lễ khánh thành tượng đài hôm nay,  ông đă được nghe những lời khuyến cáo gây sức ép đến tiến tŕnh chính trị của ông trong mai hậu, nhưng ông vẫn quyết tâm đến dự. Ông là người có rất nhiều tương lai tiến thân trong đảng FDP (Freie Demokratische Partei - Đảng Dân chủ Tự do). Ông được một gia đ́nh người Đức nhận làm con nuôi hồi ông mới sáu tháng tuổi từ một nhà trẻ mồ côi ở miền nam Việt Nam, nên chúng ta không mấy ngạc nhiên khi ông không nhắc đến nguồn gốc của ḿnh. Tuy nhiên qua sự tiếp xúc hết sức thân t́nh của ông với bà con, người ta vẫn nhận ra cái "hồn tính" Việt Nam vẫn c̣n trong người ông.

Ông Arnold Vaatz, một chính trị gia lăo thành, phó chủ tịch liên đảng CDU/CSU tại quốc hội Đức, có ảnh hưởng rất lớn trên chính trường, đă cho biết rằng, sự kiện người Việt vượt biển đào thoát chế độ cộng sản Việt Nam từ năm 1979 là nguyên nhân sâu xa đối với người dân Đông Đức đă phá vỡ bức tường ô nhục vào 10 năm sau, 1989, đem lại sự thống nhất của nước Đức.

Xen vào chương tŕnh là vài bài tŕnh tấu âm nhạc và múa lân.

Khi bài bát "Cap Anamur auf dem Meer" chấm dứt, hầu hết chính khách từ giả ra về, th́ bà con ùa vào để xem tận mắt h́nh tượng đài và được chụp những tấm h́nh lưu niệm. 

*

Thay lời kết,

H́nh ảnh những người trẻ tuổi thuộc thế hệ thứ hai hay thứ ba của làn sóng thuyền nhân Việt Nam, đă t́m đến cảm ơn ông bà Neudeck, mặc dù vào thời điểm đó họ c̣n quá ngây thơ hay chưa chào đời, nhưng họ nói là nghe cha mẹ kể lại, nếu không có tàu Cap Anamur cứu vớt th́ gia đ́nh họ đă vùi thây ngoài biển cả, nên ơn cứu mạng đó họ vẫn luôn luôn ghi khắc trong tâm như lời cha mẹ dạy dỗ. 

H́nh ảnh những người Việt khắp nơi, trong đó cũng có những người không được tàu Cap Anamur vớt cũng như lứa tuổi thanh thiếu niên, cũng hân hoan đến chúc mừng Ban Tổ Chức đă làm cho họ hănh diện và hưởng được vinh dự làm người tỵ nạn Việt Nam có văn hóa - là người luôn biết nhớ ơn, mà tượng đài sẽ luôn nhắc nhở cho thế hệ mai sau ghi nhớ măi điều này.

H́nh ảnh những thân hữu người Đức ôm những người Việt và cảm động nói lời cảm ơn, v́ người Việt không những đă tạo được những h́nh ảnh sinh động thật đẹp trong ngày lễ hội mà c̣n lưu lại một chứng tích lịch sử nói lên được tinh thần nhân đạo của dân tộc Đức, rửa được vết ô nhục do tiền nhân của họ để lại v́ đă gây ra tội ác đối với dân tộc Do Thái. Từ đây người Đức - nhất là mỗi khi đến viếng cảng Hamburg, có quyền ngẩng cao đầu tự hào về hành động nhân đạo của dân tộc ḿnh. 

Và cũng từ đây cảng Hamburg không những chỉ mang tên là Cửa Ngơ Đi Ra Thế Giới (Das Tor zur Welt); mà c̣n được gọi là Cửa Ngơ Đi Đến T́nh Người (Das Tor zur Menschlichkeit).

Nơi đây, tượng đài tỵ nạn là một điểm hẹn lư tưởng cho những người muốn gặp nhau, ngồi tâm t́nh bên thềm tượng đài ngắm những chuyến tàu xuôi ngược để có dịp vọng hướng về những hải cảng của quê hương Việt Nam mà chúng ta đă phải cắt ruột ra đi.

Điều vui mừng và đáng ca ngợi hơn hết trong ngày khánh thành tượng đài là người Việt khắp nơi đă cùng đến với nhau bằng một tấm ḷng.

Xin trân trọng giữ vẹn tấm ḷng đó để không c̣n chỗ cho những ganh ghét tỵ hiềm hay thù hận sinh sôi nảy nở được.

Và hy vọng ngày khánh thành tượng đài sẽ là ngày đánh dấu của t́nh thương yêu, đoàn kết trong công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

 

Hamburg - tháng 9.2009

(H́nh của Nguyễn Quư Đại)


<< trở về đầu trang >>
free counters