Video Tài Liệu Audio Tài Liệu Nhạc Tin Tức & Thời Sự B́nh Luận

 

Tuyên bố chung nhân dịp Ls Lê Thị Công Nhân được trả tự do

Tuyên bố chung nhân dịp Ls Lê Thị Công Nhân được trả tự do

 

Hôm nay, ngày 6 tháng 3 năm 2010, Luật sư Lê Thị Công Nhân, 31 tuổi, được trả tự do từ nhà giam ở Thanh Hóa sau ba năm bị cầm tù v́ bị cáo buộc vu khống là tuyên truyền chống chính phủ. Sau khi ra tù, cô vẫn c̣n phải chịu ba năm quản chế và trong thời gian này, cô c̣n bị mất quyền công dân. Chúng tôi chia xẻ với gia đ́nh cô tin vui này, nhất là đối với mẹ và chị của cô, song chúng tôi thấy cần phải nêu ra những trường hợp vi phạm nhân quyền trắng trợn trong vụ án của LS. Lê Thị Công Nhân.

Ngay từ nguyên thủy, trường hợp của LS. Lê Thị Công Nhân cho thấy rơ sự giới hạn trong chính sách cởi mở của nhà cầm quyền CSVN trong khi Việt Nam phải hội nhập thế giới văn minh của nhân loại. Một bộ mặt trẻ trung và sáng sủa, được nuôi dưỡng và hun đúc hoàn toàn dưới chế độ Cộng Sản, LS. Lê Thị Công Nhân đă chứng tỏ bản lĩnh của ḿnh bằng cách thách đố chế độ qua một số bài viết vững vàng chỉ trích những biện pháp đàn áp, áp bức người dân của chính quyền –qua việc tham gia Khối 8406 (gồm những tiếng nói dân chủ ra công khai vào ngày 8 tháng 4 năm 2006), làm thành viên của Đảng Thăng Tiến VN, giảng dạy một lớp về Nhân Quyền (cùng với Luật sư Nguyễn Văn Đài, người thành lập Ủy Ban Nhân Quyền VN), tham gia Công Đ̣an Độc Lập, và xin đi ngoại quốc (Ba Lan) để dự một hội nghị nhằm thành lập Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.

Làm như vậy, LS. Lê Thị Công Nhân chỉ hành xử quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, quyền tự do rao giảng những điều mà lương tâm (Tin Lành) cô tin là phải, cũng như quyền tự do đi lại (ra nước ngoài) của cô –tất cả là những quyền được long trọng công nhân trong Hiến Pháp 1992 của nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (Điều 69) cũng như đă được qui định trong Điều 19 của Quy Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, mà Cộng Ḥa Việt Nam Xă Hội Chủ Nghĩa đă kư tham gia từ tháng 9 năm 1982.

V́ Lê Thị Công Nhân hoàn toàn làm những điều mà cô có quyền, việc bắt giữ cô, rồi tạm giam, thẩm vấn cũng như phiên ṭa xử cô sau đó, đă được báo chí truyền thông thế giới đưa tin rộng răi, bị phản đối mănh liệt bởi các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới như Hội Ân Xá Quốc Tế hay Tổ Chức Theo Dơi Nhân Quyền. Ủy Ban Văn Nghệ Sĩ bị cầm tù của Văn Bút Quốc Tế cũng đ̣i phải thả cô ra mỗi khi Văn Bút Quốc Tế họp. Hà Nội cũng liên tiếp bị lên án trong ṭa án dự luận thế giới (từ Âu Châu, Úc Châu đến Quốc Hội Hoa Kỳ) v́ không chịu thả cô, cũng như các tù nhân lương tâm khác, như LM Nguyễn Văn Lư, LS. Nguyễn Văn Đài, v.v.

Dù nhà cầm quyền CSVN đă trả tự do cho Luật sư Lê Thị Công Nhân sau ba năm bị cấm cố nhưng chúng tôi vẫn coi việc cầm tù đó là bất công, oan uổng. Cũng v́ lư do đó mà chúng tôi, một số cộng đồng, hội đoàn và đoàn thể hải ngoại, nhân đây cũng đ̣i hỏi là án quản chế ba năm của cô phải được hủy bỏ và các quyền công dân của cô phải được phục hồi. Ngoài ra, cô cũng cần phải được lấy lại quyền hành nghề luật sư của cô.

Nhân dịp này, chúng tôi cũng long trọng kêu gọi Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hăy trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm hiện c̣n đang bị giam giữ trong các nhà tù ở Việt Nam. Chúng tôi nguyện tiếp tục tranh đấu cho đến khi nào nhà cầm quyền CS tại Việt Nam chấm dứt vi phạm nhân quyền, không chỉ đối với hàng trăm tù nhân lương tâm hiện c̣n trong tù mà cả đối với các giáo hội, tôn giáo cũng như những người bất đồng chính kiến và dân oan ở ngoài các nhà tù nữa.

 

Ngày 6 tháng 3 năm 2010


Đồng kư tên

1. Đại Việt Cách Mạng Đảng (Nguyễn Văn Lung, Phó Chủ tịch)
2. Đảng Dân Chủ Nhân Dân (Đỗ Thành Công, Phát ngôn nhân)
3. Đoàn Thanh Niên Dân Chủ Việt Nam (VN -Phát Tâm, Trưởng Đoàn)
4. Khối 8406 (LM Phan Văn Lợi, Đỗ Nam Hải, Nguyễn Chính Kết, Đại diện).
5. Liên Minh Dân Chủ Việt Nam (Nguyễn Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBCHTƯ)
6. Liên Minh Dân Chủ Việt Nam Thuần Túy (Lư Hiền Tài, Chủ tịch)
7. Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban Phối Hợp)
8. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền (VN – LM Chân Tín, Đại diện)
9. Nhóm Thanh Hương (VN – Thanh Hương, Đại diện)
10. Nghị Hội Người Việt Tại Hoa Kỳ (Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch)
11. Phong Trào Giáo Dân (Đỗ Như Điện, Điều Hợp Viên)
12. Phong Trào Lao Động Việt (Vương Minh Hoàng, Đại Diện)
13. Phong Trào Saigon (LM Nguyễn Hữu Lễ, Đại diện)
14. Tập Hợp V́ Công Lư (Trương Sinh, Đại Diện)
15. Tổ Chức Dân Chủ Việt Nam (Nguyễn Thanh Trang, Chủ Tịch)
16. Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam (Trần Quốc Bảo, Chủ tịch)
17. Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản (Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch)
18. Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền (Trần Thanh Hiệp, Chủ tịch)
19. Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động (Trần Ngọc Thành, Chủ Tịch)
20. Viện Quốc Tế V́ Việt Nam (Đoàn Viết Hoạt, Chủ tịch)
21. Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch)
22. Việt Nam Quốc Dân Đảng (Trần Tử Thanh, Chủ tịch Hội Đồng Điều Hợp Các Cơ Sở VNQDĐ tại Hải Ngoại)


<< trở về đầu trang >>
free counters