Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650 www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de
|
**********************************************************************************************
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 12.9.2010
Hà Nội bóp giết Tự do ngôn luận từ quốc nội đến quốc tế:
Hà Nội áp lực Thái Lan ngăn ông Vơ Văn Ái nhập
cảnh và
cấm cuộc họp báo công bố Báo cáo Nhân quyền Việt Nam
của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người VN và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền tại Bangkok
PARIS, ngày 12.9.2010 (QUÊ MẸ) - Câu Lạc bộ Báo chí Quốc tế của Thái Lan (The Foreign Correspondents’ Club of Thailand, FCCT) ra thông báo ngày chủ nhật hôm nay tại Bangkok cho biết rằng Câu lạc bộ đă bị những áp lực của Bộ Ngoại giao Thái Lan để hủy bỏ cuộc Họp báo về Nhân quyền Việt Nam do Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) tổ chức vào ngày mai 13.9.2010.
Mục tiêu cuộc họp báo do ông Vơ Văn Ái chủ tŕ nhằm công bố cho các cơ quan báo chí, truyền thông tại thủ đô Bangkok bản Báo cáo mới có tựa đề : “Từ Viễn mơ đến Thực tế : Nhân quyền Việt Nam dưới quyền chủ tọa của ASEAN” (Vietnam : From “Vision” to Facts – Human Rights in Vietnam under its Chairmanship of ASEAN).
Trước ngày lên đường, Sứ quán Vương quốc Thái Lan ở Paris điện thoại cho ông Vơ Văn Ái yêu cầu hủy chuyến đi, v́ theo đ̣i hỏi của nhà cầm quyền Việt Nam, dù Sứ quán đă cấp chiếu khán vào Thái Lan nhưng ông sẽ bị cấm nhập cảnh tại phi trường Bangkok.
Do vậy, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người đă cử Phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, chị Penelope Faulkner, đi thay ông Ái để chủ tŕ cuộc họp báo Bangkok. Nhưng sáng nay, chủ nhật 12.9.2010, khi đến phi trường Charles De Gaulle ở Paris, hăng máy bay ngăn không cho chị đáp chuyến bay đi Bangkok theo lệnh của chính quyền Thái Lan.
Từ Paris, Bà Chủ tịch Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, Souhayr Belhassen, phản ứng rằng : “Chúng tôi rụng rời trước tin nhà cầm quyền Thái Lan ngăn cấm hai nhà tranh đấu bảo vệ nhân quyền nổi danh đă từ bao nhiêu năm ôn ḥa bênh vực cho nhân quyền Việt Nam. Thật khủng khiếp cho một sự việc như thế : điều này minh họa cho sự kiện chẳng những không thể thảo luận t́nh trạng nhân quyền với Việt Nam tại Việt Nam, mà ngay cả tại các nước láng giềng của Việt Nam”.
Ông Vơ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, th́ nhận xét rằng : “Bản Báo cáo của chúng tôi căn cứ vào luật pháp nhân quyền quốc tế và trích dẫn từ báo chí công khai Việt Nam. Thu tập những khuyến nghị cụ thể để nhà cầm quyền Việt Nam cải thiện sự tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam cũng như trong tư thế Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Bản Báo cáo của chúng tôi phản ảnh những tiếng nói trong nước kêu gọi tôn trọng nhân quyền và một nhà nước Pháp quyền”.
Những áp lực giáng xuống Câu Lạc bộ Báo chí Quốc tế của Thái Lan và ngăn cấm cuộc Họp báo trên đất Thái Lan để tŕnh bày t́nh trạng nhân quyền Việt Nam là minh chứng hùng hồn cho khả năng gây hại cực điểm trong khu vực, đồng thời cho thấy sự bất lực toàn diện của nhà cầm quyền Việt Nam trong việc chấp nhận đối thoại về t́nh h́nh nhân quyền Việt Nam.
Quyết định cấm đoán của chính quyền Thái Lan vi phạm trắng trợn Tuyên ngôn LHQ Bảo Vệ Những Người Đấu Tranh Cho Nhân Quyền, đặc biệt quy định rằng “Mỗi người, tự cá nhân ḿnh hay liên hợp với những người khác, đều có quyền xuất bản, thông báo cho người khác hay phổ biến tự do mọi ư kiến, mọi thông tin và mọi kiến thức về các quyền con người và các tự do căn bản” (Điều 6, tiết b); và rằng “Mỗi người, tự cá nhân ḿnh hay liên hợp với những người khác, đều có quyền tham gia các hoạt động ḥa b́nh để đấu tranh chống mọi vi phạm nhân quyền và các tự do căn bản” (Điều 12).
Hơn nữa, căn cứ vào Tuyên ngôn nói trên, nhà cầm quyền Thái Lan cần “lấy những biện pháp thích nghi” để bảo đảm công cuộc Bảo Vệ Những Người Đấu Tranh Cho Nhân Quyền chống lại mọi đe dọa, trả thù, áp lực hay mọi hành động tùy tiện theo đúng sự hành xử chính đáng các quyền được nêu trên đây.