Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

T́nh h́nh khai thác khoáng sản tràn lan tại Việt Nam

T́nh h́nh khai thác khoáng sản tràn lan tại Việt Nam

 

Việt Hà

phóng viên RFA

 

 Khai thác khoáng sản ở Thái Nguyên

Quốc hội Việt nam đang sôi nổi thảo luận về luật khoáng sản sửa đổi. Rất nhiều đại biểu quốc hội, và người dân bức xúc trước t́nh trạng khai thác khoáng sản tràn lan kéo theo những hậu quả về kinh tế và môi trường.

 

Ảnh hưởng môi trường và xă hội

So với các nước trong khu vực, Việt Nam được coi là nước có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, trong đó một số loại có trữ lượng lớn như than đá, quặng kim loại, vật liệu xây dựng như cát, vôi, đất sét. Tuy nhiên là một nước đang phát triển, Việt nam hiện đang phải đối mặt với t́nh trạng khai thác khoáng sản tràn lan, không có quy hoạch, gây lăng phí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi sinh.

Tiến sĩ Đặng Hùng Vơ, nguyên thứ trưởng bộ Tài nguyên môi trường đánh giá về t́nh h́nh khai thác tài nguyên khoáng sản của Việt nam trong thời gian vừa qua “đă xảy ra nhiều trường hợp làm tác động xấu tới môi trường, khai thác khoáng sản dưới dạng quặng thô quá nhiều. Tất cả những cái đấy đă xảy ra trên thực tế và tạo áp lực bức xúc rất lớn lên hệ thống quản lư và họat động của thị trường.”

Phó chủ nhiệm Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường Quốc hội Nghiêm Vũ Khải nói với báo Việt nam net rằng “lợi ích đang nghiêng về phía những người được cấp mỏ để khai thác hoặc chuyển nhượng. Mặc dù họ nộp thuế, phí, giải quyết công ăn việc làm cho một số người dân địa phương, nhưng thực ra người dân sống ở những nơi có khoáng sản lại đang phải gánh chịu nhiều thiệt hại. Môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, đất đai xâm hại, hạ tầng cơ sở bị xuống cấp… chưa nói đến các tệ nạn xă hội như bạo lực, mại dâm, nghiện ngập kéo theo”.

Nói đến ô nhiễm do khai thác khoáng sản, người ta không thể không nghĩ đến tỉnh Quảng ninh, là tỉnh có tiềm năng du lịch và cũng là nơi có mỏ than với trữ lượng lớn của Việt nam. Khai thác khoáng sản và du lịch là hai ngành mang lại thu nhập cao cho tỉnh này giúp kinh tế Quảng ninh duy tŕ mức tăng trưởng trên 12% năm.

Tuy nhiên theo Cục bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên môi trường, chất thải ra môi trường ở đây đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Ở khu vực Cửa Ông, kết quả quan trắc hàm lượng bụi và tiếng ồn trong khu vực sàng tuyển than đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Nước thải tại cống chảy qua khu vực hồ xử lư nước thải có hàm lượng amoniac vượt 4,2 lần quy định. Tương tự, hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ và vi khuẩn cũng đều vượt tiêu chuẩn cho phép.

khaithaccat-hue-giaoduc.edu.vn-250

Hàng chục thuyền lớn nhỏ tập trung khai thác san sát giữa ḷng sông Hương di sản

Trong thời gian gần đây báo chí trong nước cũng đề cập đến t́nh trạng khai thác cát quá mức tại các con sông và bờ biển để phục vụ xây dựng và xuất khẩu. Bộ trưởng tài nguyên môi trường Phạm Khôi Nguyên đă phải thừa nhận trước quốc hội rằng Nếu không ngăn chặn kịp thời th́ mỗi năm Việt nam mất một ḥn đảo rộng 15 cây số.

Hiện tại các ḍng sông của Việt nam từ miền Bắc đến miền Nam vẫn tiếp tục chịu cảnh khai thác cát ngày đêm do nhu cầu nguyên vật liệu cho xây dựng và xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng cao. Thậm chí cả những con sông nổi tiếng như sông Hương ở thành phố Huế cũng phải chịu cảnh bị lấy cát quá mức.

Tiến sĩ Lê Văn Thăng, Chủ tịch chi hội Viện tài nguyên môi trường và công nghệ sinh học, đại học Huế, nói rằng “không chỉ riêng sông Hương mà bất kỳ con sông nào cũng thế thôi. Việc khai thác cát không đúng kỹ thuật th́ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến ḍng sông và xói lở sông. Do ḿnh khai thác quá nhiều th́ tạo ra các lỗ hổng ở dưới chân của các bờ. Khi ḍng sông xoáy th́ nó đào sâu nó làm cho các bờ sông dễ bị sạt lở.”

Và ông nói thêm về những ảnh hưởng của t́nh trạng khai thác cát với cuộc sống của người dân là “khi đă sạt lở bờ sông th́ ảnh hưởng đầu tiên đến các công tŕnh xây dựng dân dụng, nhà ở xung quanh hai bên bờ hoặc là các đường xá, đường quốc lộ, giao thông, sau đó nó ảnh hưởng đến các vấn đề khác nữa như nó gây t́nh trạng người dân không an tâm ở trong bán kính có khả năng bị ảnh hưởng, chắc chắn ảnh hưởng đến tâm lư người dân.”

Báo Dân trí cho biết sau 4 năm khai thác cát đă có 4 hộ dân của xă Thủy Bằng huyện Hương thủy, Huế, đă phải di dời nhà của ḿnh do nước vào đến móng nhà.

 

Cần xem xét lại

Ông Thăng cho biết đến giờ chính quyền địa phương đă có những biện pháp quản lư tích cực hơn đối với vấn đề khai thác cát và hiện tượng trên có giảm. Tuy nhiên ông cho rằng t́nh trạng khai thác cát ở đây chưa thể chấp nhận được và cần phải được giảm hơn nữa “v́ rơ ràng đây là một loại tài nguyên được phân bố ở trong điều kiện hết sức nhạy cảm. Nếu anh khai thác quá một tí th́ nó cũng có ảnh hưởng. Cho nên tôi nghĩ là cải thiện tốt hơn nữa, hạn chế càng tối đa th́ chắc chắn sẽ bảo vệ bờ sông được tốt hơn.”

Khai-thac-cat-2-vietnamnet.vn-250

Việc khai thác cát vô tội vạ đă làm nhiều diện tích đất ven sông sạt lở.

Trước những bức xúc về t́nh trạng khai thác tài nguyên khoáng sản trên cả nước, chính phủ đă đệ tŕnh quốc hội xem xét luật khoáng sản sửa đổi, trong đó có những quy định về đấu giá quyền thăm ḍ khai thác khoáng sản, phân cấp trong việc thăm do khoáng sản, tổ chức đấu giá và cấp phép cho bộ Tài nguyên môi trường để tránh t́nh trạng địa phương cấp phép khai thác mỏ ồ ạt như thời gian qua.

Nguyên thứ trưởng Đặng Hùng Vơ cho rằng dự thảo luật sửa đổi lần này có “hai điểm quan trọng cần phải làm, một là luật chỉ đặt nguyên tắc cho quy hoạch. Luật không thể đi làm quy hoạch. Vấn đề thứ hai ta cần phải quan tâm tới là cơ chế quản lư tài chính đối với việc khai thác khoáng sản.

Ở đây chúng ta tạo ra công cụ tài chính để quản lư việc khai thác khoáng sản, đó là vấn đề quan trọng, thông qua việc định giá, thông qua các sắc thuế về khoáng sản, chúng ta cần các công cụ tài chính hợp lư.

Vấn đề c̣n lại th́ tôi cho rằng chúng ta cũng như đă từng thuê tư vấn nước ngoài vào để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển thủ đô Hà nội, th́ cái việc thuê tư vấn nước ngoài vào quy hoạch khai thác khoáng sản, tất nhiên là trong sự hợp tác với các nhà chiến lược khoáng sản của Việt nam, cái đó là chúng ta có thể làm được.

Quy định là một chuyện nhưng cái việc chúng ta triển khai quy hoạch chiến lược như thế nào th́ đó là cả một câu chuyện mà ta cần phải có thời gian. Theo tôi nghĩ đấy là cái việc mà ta triển khai trong thực tế không lấn cấn vào việc thông qua luật lần này.”

Đây là lần thứ hai Việt nam tiến hành sửa đổi luật khoáng sản. Lần đầu tiên là vào năm 2005 khi bàn giao quyền quản lư khai thác tài nguyên khoáng sản từ Bộ công nghiệp sang Bộ tài nguyên môi trường. Theo tiến sĩ Đặng Hùng Vơ, việc đưa ra sửa đổi lần này tuy có hơi muộn nhưng dẫu sao muộn c̣n hơn không.


<< trở về đầu trang >>
free counters