Kư sự Mă Lai: nỗi khổ công nhân Việt Nam
Lao động Việt Nam làm việc tại nhà máy sản xuất găng tay cao su ở Malaysia. |
T́nh trạng công nhân lao động xuất khẩu bị bạc đăi hầu như liên tục xảy ra trong nhiều năm qua, thế nhưng chính phủ Việt Nam vẫn chưa thật sự quan tâm và bênh vực người lao động, đặc biệt là phụ nữ.
Theo chương tŕnh “xóa đói giảm nghèo” của nhà nước, qua các trung tâm môi giới, hàng trăm ngàn người Việt đă phải phiêu bạc nhiều nơi trên thế giới để t́m miếng cơm manh áo. Nhiều phụ nữ đă phải bỏ lại sau lưng chồng và con thơ với hy vọng giúp cho gia đ́nh có một đời sống khá giả hơn. Nhưng trên thực tế, họ đă phải làm việc từ 10-14 tiếng một ngày với đồng lương chết đói, điều kiện ăn ở mất vệ sinh bị đàn áp, lừa đảo. Nhiều phụ nữ đă phải chịu nhiều tủi nhục, đọa đầy.
Theo báo cáo Cục quản lư Lao động nước ngoài của Việt Nam, năm 2008 có trên 500 ngàn người Việt đang lao động tại hơn 30 nước trên thế giới. Từ năm 2005, Đài Loan, Nhật Bản, Nam Hàn và Mă Lai bắt đầu nhận người Việt “xuất cảng lao động”.
Một trong những nước chứa nhiều lao động Việt nhất là Mă Lai. Khoảng hơn 150.000 công nhân Việ Nam đă đến các thành phố Kuala Lumpur, Melacca, Johor Barhu, Penang…. để làm trong các nhà máy. Qua các trung tâm môi giới hay các chủ hăng, họ đă phải trả một số tiền khoảng từ 19 đến 20 triệu đồng Việt Nam để được sang lao động tại Mă Lai. Tại đây, họ được phân phối vào các nhà máy. Vào đến nhà máy là họ bị chủ hăng tịch thu hộ chiếu và bắt phải kư những hợp đồng mà chính bản thân họ cũng không hiểu được nội dung.
|
Chị Nguyễn Thị Chanh, một lao động Việt Nam tại Malaysia, ảnh chụp ngày 7 tháng 4 năm 2010 tại Melacca, Malaysia. |
Số phận của những lao động xuất cảng này bây giờ ra sao? Chúng tôi có cơ hội tiếp xúc với 1 số chị em phụ nữ làm việc tại Melacca, trong đó có chị Nguyễn Thị Chanh, quê ở Bắc Giang, làm ruộng, có chồng và 2 con, chị đi lao động từ năm 2009. Nhưng khi sang đến Mă Lai chị đă bị biến thành 1 nô lệ qua tay của những kẻ buôn người.
Chúng ta hăy nghe câu chuyện thương tâm của chị Chanh: “Họ đưa em sang 1 công ty điện tử làm, 8 tháng th́ công ty điện tử phá sản, em đi làm th́ nó lại bảo về, em khóc mếu bảo “thế bây giờ bà không cho tôi đi làm th́ tôi không có tiền th́ bà cho tôi về Việt Nam.”
Thay v́ trả chị về Việt Nam, chị bị đem đi bán cho 1 nơi khác, thế là từ 1 công nhân lao động chị Chanh trở thành 1 người ở trong gia đ́nh. Chị ngậm ngùi kể lại: “Họ không cho làm ở đây, bắt đi dọn dẹp trong gia đ́nh, bây giờ em đă sang đây th́ em không ngại việc ǵ hết”.
Từ một công nhân xuất cảng, chị Chanh đă bị bán qua ít nhất là 5 tay buôn người như một nô lệ: “Con nh́n thấy rơ ràng nó đưa tiền cho nhau hẳn hoi. Nó trao tiền cho nhau, bắt đầu nó chuyển đồ của con lên xe. Con nh́n thấy hẳn hoi. Con bảo là nó bán con đi để làm nô lệ.”
Tại đây chị phải chăm sóc cho 1 người già nằm liệt giường, làm việc không ngưng nghỉ. Chị phải ăn thức ăn dư của bà ta. Không được than, không được cả khóc: “Nó đưa cho 1 cái đệm nằm dưới đất. Khi bả ỉa đái th́ phải nâng bả. Bà ấy to béo quá không nâng được. Ở thế này th́ c̣n chết trước bà này”.
Người phụ nữ Việt Nam nhỏ bé trên đất khách bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, mất cả nhân phẩm: “Nó quát nó chửi không ra ǵ. Trời ơi sao nó lại hành hạ ḿnh như thế. Sao những năm ấy lại khổ như thế…”
Chị nói trong nghẹn ngào: “Con bảo là nó bán con đi để làm nô lệ… Nó quát nó chửi không ra ǵ. Trời ơi sao nó lại hành hạ ḿnh như thế. Sao những năm ấy lại khổ như thế?”
Chúng tôi cũng nói chuyện với chị Tân. Chị Tân đă làm việc được 3 năm ở Mă Lai, chị phải làm việc từ 12-14 tiếng một ngày. Về đến nhà là mệt, có khi không kịp ăn uống mà phải đi ngủ ngay để sáng hôm sau đi làm tiếp với số lương là 2 RM/giờ (tức khoảng 60 xu Mỹ).
Ngoài ra họ c̣n phải đóng các khoảng tiền khác gọi là levi, tức là môt loại thuế cho chủ hăng. Có nơi, chủ hăng c̣n bắt công nhân phải đóng tiền điện, tiền nước, tiền bảo tŕ máy móc của hăng v́ họ cho rằng do công nhân xử dụng nên máy móc mới bị hư hao. Khi bị một lỗi lầm th́ chủ hăng phạt rất nặng.
Do không biết tiếng, công ty môi giới th́ đă bỏ rơi họ ngay khi họ vừa đặt chân đến Mă Lai nên họ không biết kêu cứu với ai, những người phụ nữ này đều phải cam chịu nhiều bất công.
Chị Tân cũng đă từng là nạn nhân và cũng từng giúp đỡ cho các chị em khác đồng cảnh ngộ. Chị kể: “Từ ngày qua đến giờ là nó ép từ đâu tới cuối, nó mắng nó không cho làm đến 8giờ 30 mà phải làm đến 10 giờ 30. Ḿnh không làm nổi ḿnh về, tới đường cùng nó trừ lương của ḿnh. Nó trừ tháng lương mà gần về ḿnh làm đó. Mọi khi người hết hợp đồng nó phải mướn xe cho về chứ mà nó không cho người của công ty đưa về”.
Tại các nhà máy, điều kiện làm việc tồi tệ, nơi ăn chốn ở mất vệ sinh. Công nhân bị đối xử tàn tệ: một tấm giấy nhặt từ thùng rác để lót ngồi ăn, 1 tấm thẻ ra vào bị mất hay ngay cả những lỗi lầm nhỏ nhặt nhất, họ cũng bị chủ phạt rất nặng bằng cách trừ mất mấy ngày công, có khi trừ cả 1 tháng lương chỉ v́ 1 điếu thuốc hút trong giờ giải lao.
Công nhân Việt Nam đang làm việc tại một xưởng chế tác vàng ở Malaysia, ảnh chụp năm 2009. |
Chị Tân: “…Ăn tại chỗ, không có bàn ghế ăn đâu, 5 người ăn chung với nhau Mọi khi nghững tấm b́a đó nó quăng đi, nó không sử dụng nữa đâu. Ḿnh lấy trải ăn th́ cô tổ trưởng hỏi: Tấm b́a này ai lấy trải ăn cơm. Nếu không ai nhận th́ nó phạt hết nguyên nhóm đó luôn hay là xin lỗi nó. Tức là nguyên cả nhóm bị….. 5 người ! Mỗi người nó phạt 4 ngày công. 30 ngày nó trừ 4 ngày lương th́ cô coi bao nhiêu tiền rồi? Phạt rất là nặng! Chỉ 1 tấm b́a rất là nhỏ nhoi thôi ! Không có cách !”.
Mặc dù bị đối xử tệ hại, họ bị buộc phải kư vào những tờ giấy khen ngợi nhà máy để gạt khác hàng. Chị Tân nhớ lại: “Người không biết tiếng Anh th́ nó bảo kư th́ phải kư. Người ở nước ngoài đến thăm th́ họ nói rằng công ty này rất là tốt. Thật sự ra ở bên trong làm sao biết được. Nó đàn áp từ người Burma, người Bang La đến người Việt Nam ḿnh. Trấn lột công sức người công nhân.”
Chị Tân cũng đă từng giúp đỡ cho những phụ nữ bị môi giới bán cho nhiều địa chỉ khác nhau, ngày th́ làm việc nhà, đêm th́ trở thành nô lệ t́nh dục cho cả gia đ́nh: “Cô này bị bán rất nhiều chỗ. Kêu những người con trai Tàu thôi vợ, chết vợ hoặc không có tiền cưới vợ. Một ngày cô đó làm việc nhà, giặt giũ nấu nướng, lau nhà dọn dẹp. Tối về phục vụ mấy cha con đó cho nên cô này không chịu nổi, chống đối nó th́ nó đánh cô này đến đứt cái lưỡi ra luôn!”
Những người phụ nữ đáng thương này phải chọn lựa: hoặc trở về Việt Nam, hoặc phải chấp nhận cuộc sống tủi nhục để có tiền trả nợ: “Cô này có hai mươi mấy tuổi, bị bán cho 1 người 60 tuổi, cho nên cô không chấp nhận, cô này chọn về Việt Nam. C̣n những người kia, họ bị bán làm vợ bé cho những người Tàu. Cũng có người chấp nhận để lấy tiền trả nợ cho gia đ́nh.”
Chị Chanh, chị Tân và hàng ngàn người phụ nữ Việt Nam khác v́ miếng cơm manh áo mà phải tha phương cầu thực và rồi bất đắc dĩ phải trở thành những nàng Kiều của thế kỷ 21. C̣n rất nhiều những trường hợp thương tâm khác, chúng tôi sẽ tường thuật cùng quư vị trong kỳ tới