Fax: +493046795841Email: thongtinberlin@gmail.comTel. +4917678132650

www.thongtinberlin.de - www.thongtinberlin.net - www.dvtnradio.com - www.dvtnradio.de

 

Lao Động và Làm Dâu Xứ Người

LAO ĐỘNG và LÀM DÂU XỨ NGƯỜI

 

Những năm qua báo chí truyền thông hải ngoại, thường tŕnh bày rơ về vấn đề phong trào  người Việt Nam lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan và đi lao động tại các quốc gia trên thế giới. Dù thế giới văn minh phát triển, nhưng vẫn c̣n những trường hợp bị bóc lộc, đối xử người lao động như thời làm nô lệ...  Cuối tháng tư 2010 ông bà Đàm Văn Tiếu  Hội Cao Niên München đă đến thăm Văn pḥng Trợ Giúp Công Nhân, Cô Dâu Việt Nam ở thành phố Bade, Huyện Taoyuan, cách thủ đô Taipei khoảng 30 phút bằng xe điện… để được tai nghe mắt thấy cảnh khốn cùng của các nạn nhân Việt Nam tại Đài Loan, bị các nghiệp chủ bóc lột, đánh đập đến mang thương tích, hành hạ như nô lệ hay cầm thú. Có em bị què chân cụt tay, v́ phải làm việc ở những nhà máy thiếu các điều kiện an toàn tối thiểu, bởi các nghiệp chủ không hề quan tâm đến giá trị sinh mạng của  người lao động Việt Nam. Lúc bị cưa chân tay, chưa được chữa trị xong, đă bị đưa ra sân bay đuổi về nước... Bài phóng sự dài viết về đời sống của các nạn nhân Việt Nam thuộc diện đi lao động và lấy chồng ở Đài Loan.. Chúng tôi chỉ trích dẫn phần phỏng vấn với Linh Mục Peter Nguyễn Văn Hùng. Để độc giả khắp nơi biết thêm sinh hoạt nhân đạo đối với những người Việt nam xấu số là nạn nhân của thời đại mới dưới chế độ độc tài, tham nhũng buôn người...

Tác giả Đàm Văn Tiếu là cựu quân nhân Không Quân VNCH, trước 1975 làm việc trong ngành Radar không-lưu tại phi trường Nha Trang, Đà Nẵng và Xưởng Điện Tử Biên Ḥa. Tỵ Nạn tại Đức từ năm 1984 chủ biên Bản Tin Cao Niên và  tác phẩm Quê Tôi, trong thời gian tới ông sẽ ra mắt tác phẩm thứ hai ”Quê Người Quê Tôi”.

 

Nội dung buổi nói chuyện với cha Hùng:

Buổi tối hôm 21 tháng 4, trước khi chúng tôi rời Đài Loan vào hôm sau, Cha Hùng dù rất bận nhưng vẫn dành cho tôi buổi tiếp chuyện thân mật với Cha tại Văn Pḥng. Buổi nói chuyện làm tăng thêm sự ngưỡng mộ về những việc làm của Văn Pḥng Pháp Lư và tăng thêm thương xót cho thân phận của người dân nước Việt…

 

Đàm Văn Tiếu: Thưa Cha, trong mấy ngày nay, Chúng con rất mừng là có lúc được ngồi chung mâm dùng bữa với Cha và mấy chục anh chị  em nạn nhân, đang được Cha bảo vệ và nuôi dưỡng. Kính cảm ơn Cha đă cho đến thăm Cha và Văn Pong, dù công việc của Cha hầu như suốt ngày không ngừng nghỉ, tối nay vẫn dành cho chúng con buổi nói chuỵên thân mật, trước khi chúng con trở lại Hồng Kông vào ngày mai 22.4.2010, rồi sẽ về Đức vào tuần sau.

Thưa Cha, như đă được trao đổi về một phần ước nguyện, cho nhân phẩm của con người Việt Nam ngày nay, đang bị xă hội làm băng hoại nhân-bản, để thay thế vào bằng bạo lực, bóc lột và lừa đảo dối trá…

Từ cách  nh́n thực tế qua bối cảnh của các em nạn nhân, mà Văn Pḥng đang trực tiếp can dự, để giúp cho họ tái lập lại thành những con người biết can đảm, biết đ̣i hỏi việc bảo vệ các quyền lợi của ḿnh, biết nói ra những sự thật và chỉ nói sự thật. .(Căn nhà Taipei 101 tại Đài Bắc, cao thứ nh́ thế-giới ới 101 tầng và cao 508 mét.)

Tái lập trong họ thành những con người, có những khát vọng về tâm-linh cao hơn khát vọng về vật chất, để họ biết đau xót, hoà ḿnh và nâng đỡ những đồng bào đau khổ ở xung quanh họ… Trong mấy ngày được gần gũi với văn-pḥng, chứng kiến những công việc Cha đang làm, như chính Cha đă nói, là với sức con người th́ không thể nào làm được, nếu không có bề trên lo liệu…. Thưa Cha, chúng con cũng nh́n ra điều đó… Chúa sẽ không để Cha cô đơn một ḿnh trong việc làm này, nhưng ngoài việc Cha đang làm, Cha c̣n có những chương tŕnh nào khác mà Cha mong muốn sẽ được thực hiện ?.

 

LM. Nguyễn Văn Hùng: Như đă từng trao đổi sơ qua với hai Bác trước đây, bây giờ xin trở lại là tôi có hai điều uớc nguyện:

Ước nguyện thứ nhất là thành lập một quỹ (foundation), có tên Qũy Nhân Tân Foundation. Mục tiêu của Qũy Nhân Tân là để giúp vào tiến tŕnh canh tân con người ở hiện tại và tương lai. Nhân Tân Foundation ở bước đầu tập trung vào việc cung cấp học bổng cho các em học sinh  học giỏi, khá không được đi học v́ gia đ́nh nghèo, không có tiền. Ngoài ra các em c̣n phải có tinh thần phục vụ những người nghèo khó và đau khổ đang sống chung quanh em và thành phần thứ hai sẽ được cấp học bổng, là những sinh viên giỏi, muốn nghiên cứu các luận án  với mục tiêu giải quyết những vấn nạn cản trở tiến tŕnh canh tân con người, canh tân xă hội Việt Nam. Nhân Tân Foundation sẽ làm việc với các tổ chức dân sự, đề đạt cho chính phủ dân chủ Việt Nam, dùng những khám phá, sáng tạo trong các luận án, nghiên cứu đưa vào chương tŕnh giáo dục, để từ đó tạo ra được những con người Việt Nam thực sự biết lo cho dân cho nước, biết sống đúng với căn tính. Đương nhiên đối với cái chế độ xă hội CS bây giờ là không được chấp nhận rồi !.

Nhân Tân Foundation cần có cơ cấu tổ chức giống như các foundation lớn trên thế giới. Nghĩa là phải có điều lệ, nội quy và 1 cơ chế điều hành rơ ràng, dân chủ và minh bạch (transparency). Cần có vài ủy ban lo từng việc tùy theo nhu cầu. Nguyên tắc dân chủ và minh bạch sẽ phải được tận dụng để phát huy mục tiêu của Nhân Tân Foundation.

Nhân Tân Foundation phải sống măi với đất nước, với dân tộc Việt Nam, dù là các thành viên sáng lập hoặc những người trong Board of Directors hiện thời không c̣n nữa, th́ những người kế tiếp tham gia vào Nhân Tân Foundation sẽ tiếp tục làm việc tự nguyện, nhiệt thành để tiếp tục theo đuổi mục tiêu đă vạch ra.

Tôi mong được làm việc chung với hai Bác và những người có quan tâm, có tấm ḷng thành và nhiệt huyết, không phân biệt tôn giáo, cùng có suy tư về ước vọng trong việc thành lập Nhân Tân Foundation này.

Đóng góp tài chánh để Nhân Tân Foundation có 1 số tiền hoạt động, chúng ta cần học hỏi cách tổ chức gây qũy của các Foundations lớn trên thế giới. Có thể các thành viên trong Board of Directors sẽ tự nguyện đóng góp 1 số tiền. Sau đó Nhân Tân Foundation sẽ vận hành. Kết quả sẽ được phổ biến công khai trên các diễn đàn báo chí, truyền thanh, truyền h́nh tiếng Việt và những ngôn ngữ khác. Đồng bào sẽ để ư khi thấy Nhân Tân làm được việc. Sự đóng góp của đồng bào sẽ đủ để Nhân Tân Foundation có thể có thêm kinh phí để thực hiện mục tiêu.

Mong là khi Bác về Đức ḿnh sẽ liên lạc với nhau thường xuyên, để xem ḿnh đă làm được những bước ǵ, để cần thiết th́ có thể phổ biến với hy vọng sẽ có được nhiều người tham gia… 

Ước vọng thứ hai của tôi là cho đến nay đời sống tâm linh của giới trẻ  ở Việt Nam vụn vỡ lắm rồi. Những giá trị nhân bản đă không được xiển dương và dạy dỗ trong mái trường. Nhà nước Việt Nam đă và đang cố t́nh hũy diệt những giá trị nhân bản trong tuổi trẻ Việt Nam. Tôi và cha Cường đă phải dành nhiều thời gian để dạy cho các công nhân, cô dâu Việt Nam về những giá trị nhân bản làm người.

Tôi ước mong là làm sao những người Việt Nam ở nước ngoài và ở trong nước nếu có, khuyến khích con cái của ḿnh, đặc biệt là gia đ́nh có những người con học về những ngành xă-hội học, nhân chủng học hay về tâm lư học…khuyến khích con cái ḿnh, nghiên cứu xem tại sao ngày nay có rất nhiều người Việt tài giỏi, nhưng khi làm việc th́ lại không thể ngồi được với nhau, mà có làm việc chung th́ cũng thiếu sự tin tưởng lẫn nhau.

Các em được giáo dục ở các môi trường nước ngoài, rồi có đời sống tâm lư khoẻ mạnh, th́ tôi tin chắc các em học hành trong các lănh vực trên có thể đóng góp rất nhiều, để tạo lên cái nh́n của người Việt trong nước, thấy được những cái vụn vỡ của ḿnh, và tôi cũng ước ao những nhà chuyên môn đó, một ngày nào đó sẽ có một cuộc họp mặt, tạo lên  môi trường để chia xẻ những ước vọng, những suy tư của chúng ta đang t́m kiếm, một cách khách quan, không chủ quan, sẵn sàng lắng nghe ư kiến của người khác, mà không thấy phiền hà về những ư kiến bác bỏ của người khác, về những ư kiến, những t́m ṭi và khám phá của ḿnh, có liên quan đến vấn đề chung.

Đó là hai cái ước vọng của tôi… C̣n riêng với những công việc của tôi ở đây, nếu mà đồng bào, bà con ở trong cái khả năng hạn hẹp của ḿnh, th́ xin cầu nguyện cho công việc của tôi, cầu nguyện cho các nạn nhân… Đồng thời nếu ai có thể giúp đỡ được về tài chánh th́ xin giúp đỡ, c̣n không th́ xin cầu nguyện cho công việc ở bên đây.

Tại v́ cho tới giờ phút này, ở Đài-Loan có tới trên 80 ngàn công nhân và trên 100 ngàn cô đâu Việt Nam, con số rất là lớn, và t́nh trạng người Việt Nam ở trong nước sẽ tiếp tục sang đây không ngừng, v́ ở trong nước người ta rất khổ, người ta muốn t́m phương cách ra nước ngoài kiếm tiền để giúp đỡ gia đ́nh.

Tuy nhiên chưa đi họ đă trở thành con nợ ở Việt Nam rồi, qua bên ĐL, người ta ai cũng rất là khổ, không những khổ mà c̣n bị đối xử nhục nhă nữa.

 

Đàm Văn Tiếu: Thưa Cha sang đây mới thấy Cha làm việc không phải 10 hay 12 tiếng, như sáng nay cha kể là 12 giờ đêm hôm qua, khi lên giường vẫn c̣n có các nạn nhân gọi điện thoại đến kêu “Cha ơi cứu chúng con…” thế th́ Cha hầu như không có giờ nghỉ ngơi vậy…

LM. Nguyễn Văn Hùng: Nói vậy chứ cũng phải nghỉ ngơi để có sức mà làm việc .

 

Đàm Văn Tiếu: Con thấy Cha không thể chủ động được về giờ giấc nghỉ ngơi, v́ bất cứ lúc nào họ gọi, Cha cũng phải tức tốc làm việc… Như hôm qua lúc ḿnh ra xe để lên quốc-hội họp báo, lại có một em bị chủ đánh đổ máu đầu, trầy cổ, đến Văn Pḥng cầu cứu, thế là Cha lại phải quay vào để sắp xếp công việc và cử người đưa em đó đến bệnh viện chữa trị và lấy giấy chứng thương.

Thưa Cha, t́nh trạng các em thật thương xót quá, ai lại lúc họ chưa phân định được sang đây công việc làm nó sẽ như thế nào, th́ đă phải mang một món nợ lớn ở Việt Nam đối với các cơ quan môi giới, nên khi sang đến đây họ có bị ngược đăi cũng phải cắn răng chịu đựng, v́ cứ nghĩ đến món nợ. Rồi tới lúc bị ngược đăi qúa cũng chẳng biết chỗ nào mà kêu cứu…

Các em kể là: Khi chúng cháu bị chủ đàn áp dă man, chúng cháu điện lên kêu cứu lănh sự quán Việt Nam, th́ họ nói là chúng cháu cứ nhẫn nại và kiên nhẫn chờ,  nhưng họ chẳng làm ǵ để giúp chúng cháu cả, trường hợp nào cũng bảo chờ, chúng cháu chẳng biết chờ vào cái ǵ, chờ đến khi chủ đuổi, chúng cháu báo lên, họ vẫn bảo chúng cháu chờ, mà không biết chờ cái ǵ…

Thưa Cha sao lại có thể như thế được, công việc bảo vệ các em đích thực là bổn phận của bộ ngoại giao và lănh sự quán mà…

LM. Nguyễn Văn Hùng: Vâng đó là việc của họ đấy chứ, nhưng khi họ vô trách nhiệm không làm, c̣n ḿnh v́ ḷng thương xót và nhân đạo mà làm, th́ họ lại cản trở, như khi tôi đi vào các trại tù để thăm các anh em đang bị nhốt trong đấy, họ rất cần sự giúp đỡ, thường th́ hàng tuần tôi đi thăm ít nhất là hai trung tâm đang giam giữ các em.

Mỗi lần vào thăm th́ mang theo một số hồ sơ, để các em nào cần sự giúp đỡ ǵ, th́ phải kư giấy uỷ quyền cho tôi, những em cho biết c̣n tiền bạc ǵ ở đâu, cũng kư giấy uỷ quyền cho tôi lấy dùm. Chỉ riêng năm ngoái thôi tôi lấy lại được cho các em cả trên 500 ngàn Đôla Mỹ, một số tiền lớn lắm…

Thế rồi văn pḥng Văn Hoá Kinh Tế của Việt Nam tức Lănh Sự Quán CSVN ở Đài Loan, cũng đến với các em, và bảo các em đừng có làm đơn đưa cho cha Hùng…Họ cũng học cách thức của ḿnh, đưa đơn cho các em kư ủy quyền, nhưng một vài tháng sau, khi  tôi lên thăm, các em hỏi là hồ-sơ của các em đi đến đẩu rồi, hỏi lại th́ các em nói là đă đưa hồ sơ cho đại diện của Việt Nam, từ đó không thấy nói năng ǵ cả.

Tôi cho các em biết đó là điều dễ hiểu, v́ Văn Pḥng của tôi có thể làm được những công việc này cho các em, là v́ làm việc tự nguyện, do có  tấm ḷng,  nhiệt tâm làm động lực để thúc đẩy công việc, c̣n người ta làm việc theo h́nh thức, theo cái nhu cầu có lợi cho họ, việc làm mà không có lợi cho họ, th́ làm sao họ có thể nhiệt tâm mà làm cho các em được.

 

Đàm Văn Tiếu: Thưa Cha, chúng con nghe là  một số anh em được Cha giúp đỡ, đ̣i được tiền bồi thường thiệt hại hay quyền lợi ở nơi các nghiệp chủ, thường là những số tiền rất lớn, thí dụ những món tiền trên cả nửa triệu đôla như Cha vừa nói, họ đă bớt lại một phần trong số tiền lớn của họ, tặng cho Văn Pḥng để trả ơn, nhưng Cha không nhận…

LM. Nguyễn Văn Hùng:  Vâng, không dám nhận v́ ḿnh làm một trăm điều tốt, chỉ cần ḿnh làm một điểu chưa tốt, mặc dầu ḿnh cũng cần sự giúp đỡ về tài chánh chứ không phải không.  Những số tiền lấy lại được cho các em như vừa kể, v́ các em biết ơn và nghĩ đến những khó khăn về tài chánh của Văn Pḥng. Nhưng nếu ḿnh nhận những số tiền trả ơn đó, th́ những người xấu miệng thí dụ như nhà nước CSVN hay là công-an họ sẽ thêu dệt ra… Bảo là ḿnh lấy tiền của các công nhân.

Thực ra là người ta tặng, nhưng mà họ cứ phao tin lên với câu hỏi là có hay không, trường hợp này dù ḿnh nói là người ta tặng, th́ trong cái quan hệ về công việc đâu có cho ǵ là khác. Để tránh t́nh trạng kể trên, Văn Pḥng đă có nguyên tắc ngay từ ban đầu, là không nhận sự giúp đỡ tài chánh của các anh chị em nạn nhân mà ḿnh đă giúp đỡ cho họ.

Ngoài số tiền mà tôi giúp lấy lại cho những anh chị em đang bị giam giữ như vừa kể, tôi c̣n giúp lấy được cho những anh chị em c̣n đang làm việc ở các công ty, được nhận tiền ở bên này luôn, tôi đă lấy được cho họ những số tiền c̣n nhiều gấp hai như thế nữa. Chính những người này họ cũng muốn trả ơn cho Văn Pḥng, th́ tôi không dám nhận, nhưng chỉ ra cách thứ hai mà các em có thể cám ơn, tôi rất vui mừng, là:

- Các con hứa với Cha là khi các con những người được Cha gíup, khi về tới Việt Nam, hăy dùng một số tiền của ḿnh, một số ít thôi, để  khi Cha cho các con biết là ở vùng nào đó có khoảng 10 trẻ em học giỏi thuộc gia đ́nh nghèo khó, không có tiền để cho con đi học, th́ các con hăy đến giúp các em đó, trường hợp Cha không có tên tuổi của các trẻ em cần giúp đỡ, th́ các con hăy tự ḿnh đi t́m. Nhưng đừng đi t́m qua đảng qua nhà nước, nhà trường ǵ cả, v́ qua họ là họ bắt đầu lựa chọn theo ư của họ rồi. Phải chính ḿnh đi t́m, và nói cho họ ḿnh muốn giúp đỡ họ, các con sẽ chụp h́nh trao tặng những món quà giúp đỡ cho họ và nói họ viết thơ cho cha chỉ vài chữ thôi, rồi các con gởi cho cha biết là các con đă làm việc đó.

Các em nào đă hứa th́ đều làm cả, họ làm nh́ều lắm, thí dụ khi  tôi báo cho các em là ở vùng Tây Nguyên hay Thượng Du Bắc Việt, có các trẻ em nghèo khó cần giúp đỡ, có em đă cất công đi xe đ̣, xe lửa mấy ngày đường, đến tận các khu hẻo lánh để giúp đỡ  các trẻ em ngheo khó.

Thành thử ra, khi các em nó thấy ở đây được sự giúp đỡ tận t́nh của ḿnh, rồi cảm nhận được điều đó, khi về nước họ cũng muốn giúp đỡ các trẻ em nghèo khó ở quê nhà. Một số các em khi ở đây được tôi khuyến khích và tạo phương tiện, khi về Việt Nam đi học lại.. có một cô về học trường luật xong rồi, có một em cụt tay cũng đang đi học tại đại học ở Hànội…

 

Bà Đàm Văn Tiếu: Thưa Cha cái cô chúng con gặp lúc năy, từng là nạn nhân được Cha giúp, đă về Việt Nam, bây giờ lại trở sang đây du học, thưa cha thật là hay quá, thế cô ta xin được học bổng hay là tự túc. 

LM. Nguyễn Văn Hùng: Tự túc, hơn nữa cũng đă ở đây quen, rồi có những công việc có thể làm để dùng số tiền đó mà trang trải tiền học.  Cái điều quan trọng của tôi làm ở đây là cách làm, làm sao để giúp cho các em nó nh́n thấy tiềm năng của các em, bằng cách khi các em đến đây rồi, từ thứ hai tới thư Sáu có các lớp dậy về tâm-lư, về nhân-bản, về con người, rồi sau đó có các lớp tiếng Anh, tiếng Hoa,  lớp computer, lớp học về luật pháp của Đài-Loan, học về tuyên ngôn quốc-tế nhân-quyền, học phương pháp chữa bệnh bằng bấm huyệt ḷng bàn chân, và lớp dạy về Tâm-linh - không phải giáo lư mà là học về đời sống tâm linh của con người…

Sau khi các em nh́n thấy được tiềm năng của ḿnh rồi, th́ các em dần dần ngộ ra, thí dụ như là các em đă có thể nói được vài câu tiếng Hoa tiếng Anh, khi cầm bút cũng có thể viết được vài chữ Hoa chữ Anh, các em thấy là các em cũng có khả năng học, có khả năng viết, chỉ tại các em không có cơ hội thôi…Bây giờ các em chỉ cần cố gắng làm sao dành thời gian nhiều hơn nữa để học được nó, để sau này các em về Việt Nam có thể dùng kiến thức này, mà kiếm việc làm dể dàng hơn.

 

Đàm Văn Tiếu: Thưa Cha chúng con cũng nghe chính các em nói ra điều này…

LM. Nguyễn Văn Hùng: Có một số em khi đến đây nó không biết cái ǵ cả, ở đây có một năm rưỡi thôi, đă biết đọc biết viết, biết đánh máy, khi về Việt Nam chỉ trong ṿng một tháng là kiếm được mấy công việc làm. Giờ đây tôi dậy cho các em bấm huyệt, để các em có thể tự giúp cho ḿnh và giúp cho những người bệnh hoạn xung quanh. Thành ra sự thành công của Văn Pḥng của tôi làm sao để các em thấy được các em cũng có khả năng, có bản lănh và khi các em thấy rồi th́ tôi sẽ tạo các phương tiện, hướng dẫn cho các em phương pháp, để các em có thể xử dụng tiềm năng, các em có thể xử dụng cho đời sống của ḿnh và giúp đỡ cho những người khác, những người sống chung quanh. 

Tôi từng nói với những người giúp việc cho Văn Pḥng ở đây và các em: Ở đây chỉ có một ông Nguyễn Văn Hùng, là Cha đây, Cha không thể làm hết mọi công việc, nhưng nếu mà các con lại là một ông Nguyễn Văn Hùng nữa, khá hơn ông Hùng này, th́ các con có thể ra ngoài đời, để giúp được nhiều người hơn nũa, cứ thế nó lan ra, giúp cho những người sống chung quanh chúng con, có được những điều kiện như chúng con, hay là hơn chúng con có.

Văn Pḥng cùa tôi không bao giờ làm việc ǵ thay cho ai, mà chi làm cho người ta thấy họ là ai, họ có những quyền lợi ǵ để có thể giải quyết được các bất công, để chỉ cho người ta làm những bước A, B, C, D… Khi họ rơ rồi, chỉ cho họ cách lựa chọn rồi ḿnh sẽ đồng hành với họ, chỉ cho họ biết được cách, biết được luật lệ luật pháp, giúp cho họ khám phá ra quyền lợi của họ, để họ tự tin và can đảm tiến tới…

 

Đàm Văn Tiếu: Thưa Cha, những lần liên lạc tới văn pḥng của Cha, thường hay gặp lúc Cha ra ṭa, nên cứ mong khi đến thăm Cha có thể đúng thời điểm để được dự một phiên ṭa, nhưng hôm qua lại được dự buổi họp báo ngay trong ṭa nhà quốc Hội của Đài-Loan, thật quư hơn là dự một phiên ṭa nhiều, có điều là con không rành tiếng Hoa, khiến cái lúc mà cuộc họp báo có vẻ gay gắt đến lớn tiếng, có phải là đại diên các nghiệp chủ nói ǵ sai nên bị la ó không ạ…

LM. Nguyễn Văn Hùng: Dạ không, cái ông bị la ó ngồi phía tay trái của tôi là đại diện của Bộ Lao Động Đài Loan, tôi biết ông ta từ lâu rồi. Lúc đó Văn Pḥng và tổ chức Liên Minh Bảo Vệ Người Lao Động đặt vấn đề:

- Tại sao họ là cơ quan chủ quản, lại để cho các nghiệp-chủ, những người nộp đơn xin đưa những người lao động nước ngoài vào, lại để cho những người này lấy cái quyền ǵ mà giữ hết các giấy tờ của người ta, từ thẻ bảo hiểm đến giấy di trú v.v. Giữ không biết để làm ǵ, dùng các văn kiện đó để làm ǵ?

Cái cách trả lời của ông ta cứ dựa vào luật pháp để nói loanh quanh, kể nể là chúng tôi đă làm việc như thế này, chúng tôi làm việc như thế nọ …Khiến tôi bực ḿnh chỉ trích, phê b́nh ông ta luôn, là các ông chỉ nói suông, chúng tôi từng tổ chức buổi họp báo và Bộ Lao Động đă cam kết với chúng tôi là sẽ thành lập một ủy ban, gồm các bộ phận trong chính quyền, có liên quan đến vấn đề, để đi thanh tra hết các nơi có nhận người lao-động nước ngoài, thế mà cho đến nay vẫn chua thấy ǵ cả…Tiếp theo đă có nhiều người lên tiếng, đó là chưa kể hàng chục các tổ chức hỗ trợ ḿnh như tổ chức NGO chảng hạn…

 

Đàm Văn Tiếu: Thưa Cha, lúc đó thấy cả các kư giả cũng lớn tiếng với ông ta, nhất là mấy bà ngồi chung hàng ghé với Cha và bốn em nạn nhân…

LM. Nguyễn Văn Hùng: Cái bà mặc áo hồng là một dân biểu quốc hội của Đài loan, bà dân biểu này có quyền mắng mỏ hay xỉ vả người khác, lúc đó bà ta đă hét lên : “Anh câm cái miệng lại đi, anh phải lắng nghe và làm cái việc này….” Bà ấy dám nói thế chứ ḿnh th́ không dám.

Văn pḥng của tôi và các tổ chức Liên Minh cùng trưng ra những bằng chứng ở mức độ nghiêm trọng, và đă đưa cho bà ta xem trước, về những người chủ bóc lột, đă ngoài việc bắt người ta làm việc 15 tiếng một ngày, không trả thêm lương cho người ta, c̣n giữ giấy tờ không cho người ta ra ngoài, lạm dụng thu thẻ bảo-hiểm sức khỏe của người ta, để cho người khác đi khám bệnh, để lấy thuốc hay để làm ǵ đó. Thành thử các em là người đóng tiền bảo-hiểm mà không được xử dụng lợi ích của bảo-hiểm, mà người khác lại dùng đến nó. Đó là một h́nh thức tham ô, khiến cho quỹ bảo-hiểm của Đài-Loan luôn thiếu hụt, mặc dù những người Đài Loan b́nh thường đều đóng bảo-hiểm.

 

Bà Đàm Văn Tiếu:  Thưa Cha, trong buổi họp báo có cả chục ống kiếng của các đài truyền h́nh và đông đảo kư giả đến lấy tin thu h́nh, thế th́ làm sao họ biết hay là họ theo dơi thông báo của văn pḥng quốc hội.

LM. Nguyễn Văn Hùng: Những vấn đề có tính cách quốc gia, mà chính quyền và nhân dân Đài-Loan đang để tâm t́m hiểu thêm, th́ những vấn đề đó thường được sự quan tâm của báo-chí nhiều hơn. Hôm qua là vấn đề rất là tế nhi, rất là nóng, nên mới tạo được sự quan tâm của báo chí. Tuy nhiên những người làm sai, những nghiệp chủ vẫn mạnh miệng căi, đổ lỗi là tại Văn Pḥng và các tổ chức Liên Minh ghét họ, nên đặt điều ra để trả thù. Nhưng mà không may cho họ là Liên-Minh, họ có được những bằng chứng để trưng ra.  Hôm nay ṭa án đă liên lạc với Văn Pḥng điều tra lấy bằng chứng để thụ lư cái án này.

 

Đàm Văn Tiếu: Thưa cha xin bổ túc lại câu hỏi trước là, làm sao các phóng viên báo chí và TV biết được, để đến dự buổi họp báo?

LM Nguyễn Văn Hùng:  Dạ, chính ḿnh gởi cho họ nội dung cuộc họp báo. Đây là tin nóng, tất nhiên là họ đến tham dự..

 

Đàm Văn Tiếu: Hay quá, chính việc các kư giả đă lớn tiếng với đại diện của Bộ Lao Động, đủ chứng tỏ là dư luận đă đứng về phía ḿnh.

LM. Nguyễn Văn Hùng:  Tại cách trả lời của đại-diện Bộ Lao Động là cách trả lời không giải quyết vấn đề, mà chỉ làm gia tăng thêm sự nghiêm trọng của vấn đề. Thành thử các Tổ Chức Phi Chính Phủ họ cũng giận lắm nhưng nhịn chưa lên tiếng đó thôi.

 

Đàm Văn Tiếu: Thưa Cha có cả tổ chức Phi Chính Phủ ở đó ạ? 

LM. Nguyễn Văn Hùng:  Có chứ, có cả trên 10 tổ chức đến dự, nhưng đông quá,  ngồi ở dăy ghế trước cùng các em nạn nhân th́ chi có tôi, bà Dân-Biểu, đại-diện phía chính-phủ và đại-diện Liên-Minh Bảo Vệ Công Nhân Nước Ngoài đang làm việc tại Đài Loan - cái Bà phát biểu nhiều ấy, c̣n lại họ đứng ở chung quanh.

 

Bà Đàm Văn Tiếu: Thưa Cha có chuyện vui là buổi họp báo đông quá, nhà con có giữ máy để chụp một số h́nh ảnh, nhưng v́ chân đau không đứng lâu được, phải ngồi ở phía sau, người lại thấp, nên về nhà coi lại h́nh, th́ thấy nhiều tấm h́nh chỉ chụp được sau lưng người ta, hay là chỉ chụp được một dăy chân máy quay phim của các đài truyền h́nh….

 

Đàm Văn Tiếu: Thưa Cha hôm trước bà Sanchez dân-biểu LB Mỹ có đến thăm Cha?

LM. Nguyễn Văn Hùng: Vâng, V́ bà ta đă hứa với tôi lâu rồi, nên câu nói đầu tiên khi bà bước vào đây là: 

- Tôi đă giũ đúng lời hứa với Cha nhé!

Lần đến Đài Loan này của bà ta, chủ đích là thăm Văn Pḥng. Nhưng tôi nói với bà với tư cách là một dân biểu liên-bang, bà không nên đến thăm một cách âm thầm, mà nên báo cho văn pḥng AIC USA tức Lănh Sự Quán tại Đài-Loan, để họ sắp xếp chương tŕnh, hầu bà có tiếng nói chính thức đấu tranh cho việc này. Chiều hôm 9 tháng 4.2010 phái đoàn 5 người, gồm Bà Sanchez, 3 nhân viên của bà và một nhân viên của AIC USA tại Đài-Loan, đặc trách về nhân quyền đến. Phía tôi cũng mời Liên Minh Bảo Vệ Người Lao Động Nước Ngoài đến họp chung. Sau một tiếng đồng hồ họp, Bà ta ghi nhận những đề nghị của ḿnh, rồi tối hôm đó bà Sanchez đă đến gặp bộ-trưởng Nội-Vụ, bộ-trưởng Tư-Pháp, bộ-trưởng Lao Động và sáng hôm sau bà ta đến gặp tổng-thống Đài-Loan Mă Vĩnh Cửu, để nói cho ông ta biết về những vấn đề mà bà ta rất quan tâm.

 

Đàm Văn Tiếu: Thưa Cha riêng việc này đă tỏ ra cho chính phủ Đài-Loan thấy là vấn đề của các em nạn nhân, nó không c̣n là vấn đề riêng của Đài Loan mà là vấn đề quốc-tế rồi..

LM.Nguyễn Văn Hùng:  Từ năm 2005 tôi đă đưa vấn đề này ra rồi và sau khi đưa ra đă được sự quan tâm của thế giới và Đài Loan mới bắt đầu quan tâm tới từ đó. Uy-tín của Đài-Loan xuống thấp lắm do t́nh trạng buôn người, cái tư cách phát triển nó xuống. Điểm của Đài-Loan tụt hạng. Lúc đó ḿnh chỉ nói về người Việt-Nam thôi, thực ra có cả các nước khác, nhưng người Việt th́ bị nặng nhất. Ngoài công việc vận động để nói ra cho nước ngoài người ta biết như thế, song song  tôi c̣n làm việc với các tổ chức phi chính phủ ở đây, để  ngoài việc  tôi giúp các anh chị em Việt Nam, tôi c̣n tham gia vào các sinh hoạt có tính cách lobby, đ̣i thay đổi luật pháp, để giải quyếi các vấn đề đến nơi đến chốn hơn… Chỉ có ở Việt Nam là ḿnh không làm được ǵ cả, lư do là cái chính quyền nó cứ trơ mặt ra. Thứ nữa là ḿnh cũng không với tới, họ không có đoái hoài ǵ đến việc của ḿnh làm ở bên này cả. Cho nên việc ḿnh làm chỉ dựa vào chính sách của Đài-Loan thôi.

Ngay cả Giáo Hội Công Giáo/Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, có Ủy Ban Di Dân, các ngài cũng né cha. Chắc tại v́ nhà nước họ áp lực, ảnh hưởng cũng nên? Vai tṛ chứng nhân cho Sự Thật đến nay cha thấy vẫn c̣n thiếu vắng nhiều lắm!

Phải nói là Chúa thương chứ chứ con người không làm nổi - Không làm nổi - Chỉ có Chúa làm…

 

Đàm Văn Tiếu: Thưa Cha việc buôn người nó gồm có đầu xuất phát và điểm tới. Cái đầu kia nó cứ tiếp tục xuất phát thêm để các cán bộ CS trục lợi, sang tới bên này các em gặp nạn th́ cha cứ phải tiếp tục đỡ…

LM. Nguyễn Văn Hùng:  Thị trường lao đông nó cũng có cung và có cầu. Thị trường lao-động ở Việt Nam th́ cung nhiều hơn cầu, thành thử nó là cái chỗ cho người ta bóc lột.  Khi người công nhân đến kư hợp-đồng muốn coi hợp-đồng, cơ quan môi giới nó bảo là không được xem. Nếu đ̣i xem th́ nó cho người khác, không cho ḿnh đi, nên sợ quá cứ phải kư đại. Qua tới đây mới biết được ḿnh đă kư cái ǵ, nhưng bút đă sa th́ gà chết. Có khi ra tới sân bay, nửa tiếng đồng hồ trước giờ bay nó mới bảo kư. Kư vào rồi th́ giống như đă đâm lao th́ phải theo lao.

Đó là sự gian xảo, cách thức ăn cướp ấy, họ làm như vậy. Người lao động không c̣n sự lựa chọn khác. Thực ra bảo người ta phải th́ không phải, nhưng nếu không kư vào để đi th́ mất ít nhất 10 triệu đồng tiền Việt Nam, để bồi thường cho môi giới, số tiền này đối với họ lớn lắm… Thành thử họ không c̣n lựa chọn nào khác…

 

Đàm Văn Tiếu: Con có nghe các em nói là chính v́ cái yếu tố mắc nợ đó, sang đây sợ lắm, bị chủ nó đàn áp cũng phải cắn răng chịu đựng. Cứ nghĩ đến món nợ 5, 7 ngàn đô-la ở Việt Nam, nên nếu không chịu đựng để giữ việc làm, th́ khi bị đuổi về nước lấy tiền đâu mà trả nợ … 

LM. Nguyễn Văn Hùng: Đối với công việc tôi là chứng minh và vận động để thế giới có sự đồng thuận về tiền môi giới trả ở Việt Nam chính là “món nợ chết”, c̣n được gọi là nợ chết “debt Bonded”. Nợ  này gắn chặt vào cuộc đời của công nhân. Cái nợ mà thời nô lệ, nếu đời cha đi mượn tiền của các nhà giầu có, mà đời cha không trả nổi th́ đến đời con đời cháu phải trả. Đối với tôi về những cái ǵ đang xảy ra ngày hôm nay, liên quan đến người Việt Nam về tiền môi giới, th́ tôi thấy tiền môi giới ở Việt Nam chính là cái nợ truyền kiếp. Qua bên này người ta không có sự lựa chọn nào khác, là phải chấp nhận sự ngược đăi, sự hành hạ để mà làm lấy cái tiền mà trả nợ…

Có trường hợp ba năm trước đây tôi giúp cho cả mấy chục phụ nữ Việt Nam, bị hai cha con người chủ nó hăm hiếp trong suốt ba năm liên tiếp, mà không dám nói, dù trước khi nó hăm hiếp nó hành hạ, đánh đập, bắt kư vào những tờ giấy là đồng ư để cho cha con nó ăn ở với ḿnh, v́ nếu không th́ nó đuổi về nước ngay. Hễ nghe nói bị đuổi về nước là sợ run lên đến mặt mày tái mét, thế là đành phải chịu để cho nó hành hạ, v́ cứ  nghĩ đến cái debt Bonded. Cái án này rất lớn, sở dĩ đă được nhiều người biết đến và giúp đỡ cho họ, không phải v́ những người đó can đảm, mà dù có can đảm họ cũng đă v́ quá sợ bị đuổi về nước mà cắn răng chịu đựng. Chỉ có 40 người dám nhờ tôi thưa. Chuyện được biết đến là, khi một người phụ nữ la khóc dữ dội ở sân bay, cảnh sát mới giữ lại, để đưa về đồn cảnh sát… Khi đem về cảnh-sát th́ cái người môi giới, người cũng từng hành hạ những người phụ nữ Việt Nam, nó lại quen với cảnh-sát, nó đứng ra thu xếp để ém đi.  Nhưng không may cho nó, là do ơn trên thế nào đó, lúc đó có người vợ của một ông cảnh sát đến đó thăm chồng, gặp người phụ nữ Việt Nam đang kêu khóc, đưa cho bà ta số điện thoại của tôi, nhờ bà ta gọi ngay cho số đó.  Khi nhận được điện thoại của bà ta, tôi lập tức liên tưởng ngay đến câu chuyện mà trước đó đă từng nghe qua, khi được bà ta chuyển điện thọai cho nói chuyện với người phụ nữ Việt Nam đó, th́ tôi xác định đúng là cái trường hợp cha đă liên tưởng đến ở trên… Từ đó tôi giúp và phá được cái án này, kết quả là cái người phạm pháp, cái người con tên Hà Minh Du bị phạt tù 20 năm. Và 6 trong 40 em nạn nhân sẽ được bồi thường. Hy vọng  mỗi người sẽ được bồi thường 1 triệu đồng tiền Đài Loan, tức khoảng trên 30 ngàn đôla Mỹ.

 

Đàm Văn Tiếu: Thưa Cha thế th́ các em nạn nhân đó hiện c̣n ở đây hay về Việt Nam rồi?

LM. Nguyễn Văn Hùng:  Một số được Văn Pḥng của tôi giúp đỡ đổi chủ đi làm lại, một số em làm hết hợp-đồng đă về nước rồi qua lại, hiện có một số em c̣n đang ở đây.

 

Đàm Văn Tiếu: Thưa Cha thế trong số những em nạn nhân, sau khi ṭa tuyên án, đă lấy tiền bồi thường chưa, có em nào về Việt Nam chưa?

LM. Nguyễn Văn Hùng:  Thực ra việc lấy được tiền bồi thường c̣n nhiêu khê lắm, v́ chủ nó tẩu tán hết tài sản, tài sản của nó lớn lắm, nên ḿnh phải làm đơn thưa. Nay th́ ṭa đă lấy lại được, chờ phát mại xong mới có tiền để bồi thường cho các em.

Tôi nói với các em là, 36  phụ nữ khác trong số các nguyên cáo, cũng đều là nạn nhân nhưng bởi không c̣n đủ tang chứng, v́ cha con người chủ nó đă hủy đi hết, nên không được bồi thường. Chỉ có 6 em được bồi thường th́ nên chia xẻ những ǵ lấy được, cho chị em với nhau, th́ tất cả các em đồng ư… Có em đă về Việt Nam rồi, sau liên lạc với  tôi, tôi t́m đủ mọi cách đưa qua lại bên này, đưa ra ṭa để t́m bằng chứng.

 

Đàm Văn Tiếu: Thưa Cha muốn đưa các em sang lại bên này chắc là khó khăn lắm đối với phía nhà cầm quyền CS Việt Nam…

LM.Nguyễn Văn Hùng:  Vâng, Riêng án này, trong khi ḿnh đang lo giúp các em, th́ đại diện của chính phủ Việt Nam, thuộc văn pḥng Văn Hóa Kinh Tế Việt Nam tại Đài Loan, tức ṭa Lănh-sự, lại đích thân đi gặp những nạn nhân, hết hăm dọa rồi dụ dỗ các em đừng làm ǵ hết, cứ lấy ít tiền mà đi về. Nhưng các em tin vào việc tôi làm, nên điện thoại cho tôi biết chuyện đó… Riêng với chính phủ địa phương, họ cũng rất là bực, khi biết đại diện của chính phủ Việt Nam, thay v́ họ phải bảo vệ các nạn nhân, lại đi nghe xúi dục, đến gặp gỡ từng người phụ nữ bị hăm hiếp, để chụp h́nh chụp ảnh, ghi âm ghi iếc và hăm dọa đủ thứ, để gây áp lực, v́ biết họ rất sợ chồng của họ biết được, là họ đă bị hăm hiếp. Những nạn nhân thật rất thê thảm, có người đang ngồi nói chuyện với tôi, đột nhiên té cái đùng xuống đất, tay chân co giựt, trợn mắt lên, la hét là “ Đừng hăm hại tôi… đừng hăm hại tôi… !”

 

Bà Đàm Văn Tiếu: Thưa Cha chắc sợ hăi quá đến căng thản thần kinh...

LM. Nguyễn Văn Hùng: Vâng, có người đến văn-pḥng để tôi  giúp đỡ, cứ ói mửa liên tục, đến bữa ăn cũng ói mửa không ăn uống ǵ được. Đưa đi khám bệnh th́ không t́m thấy ǵ…

 

Đàm Văn Tiếu: Thật là khiếp quá… Thưa Cha, kỳ này sang thăm Văn Pḥng của Cha, khi về Đức con sẽ tường thuật lại với các Bác trong Hội Cao Niên, về thảm cảnh của các em nạn nhân. Hội Cao Niên cứ mỗi tháng họp mặt một lần. Các Bác trong Hội th́ lớn nhất trên 90 tuổi c̣n trẻ nhất cũng trên 50 tuổi, tất cả tương dắc và gắn bó với nhau từ suốt trên 24 năm nay rồi. 

LM. Nguyễn Văn Hùng: Thực ra th́ việc này người ta nghe cũng nhiều lắm rồi, có người hỏi là sao kỳ này tôi không đi gây quỹ nữa. Tôi nói là mỗi công việc đều có mỗi giai đoạn, có một nhu cầu của nó, với tôi nhu cầu  bây giờ là làm sao cho đất nước của ḿnh thoát khỏi cái ṿng luẩn quẩn, v́ không thể ḿnh cứ đi lượm rác, mà nhà nước cứ thải ra măi như thế này đươc. Nguồn gốc của vấn đề bất công này là ở Việt Nam, làm sao cho người Việt Nam ở trong nước họ viết được về vấn đề nhân-bản, biết suy nghĩ, biết về giá trị của  con người và tự tin, th́ khi họ bị bóc lột, đối với giá trị của một con người của họ, họ sẽ không sợ, không c̣n những người sang đến bên này, có bị chủ nó đè đầu, đánh đập, vẫn cứ thế mà cúi đầu xuống nhịn nhục, rồi đến lúc tự ái lên là có thể làm những chuyện tầy trời.

 

Bà Đàm Văn Tiếu: Thưa Cha đó là lúc họ bị dồn tới chân tường!

LM. Nguyễn Văn Hùng:  Đó là tâm-tính của giới trẻ người Việt Nam cha gặp bên ĐL. Tội hôm nay là cái tội của những người lănh đạo nhà nước VN, từ đảng CSVN đến những người trong chính phủ phải mang cái tội đó. Đối với cái nh́n của Cha.

Thành ra tôi vẫn mong ước làm sao cho đất nước ḿnh được dân chủ hóa, v́ có dân chủ hóa th́ nó sẽ được cạnh tranh về sự chọn lựa của người dân về những người đại diên cho ḿnh. Khi mà được như vậy, th́ các vấn đề sẽ được đưa ra để cùng nhau thảo luận, để cho nhiều người được biết và những người có trách nhiệm phải lắng nghe. Có những nhân viên an-ninh, công-an sang đây làm công tác hăm dọa các công nhân, từng đến  văn pḥng này để ḍ-la. Cha đă nói với họ :

- Nếu tôi là cái người thực sự biết quan tâm đến người Việt Nam, và tôi có quyền như những người cầm quyền ở trong nước, th́ thay v́ ghét hay chống lại những người như tôi. Tôi sẽ mời họ về Việt Nam, để nói cho chính phủ Việt Nam biết là tại sao cái t́nh trạng người lao-động và các cô-dâu Việt ở Đài Loan nó lại tệ như thế… Về chính sách th́ Cha có kinh nghiệm để phải làm sao, phải thi hành như thế nào, để giảm thiểu những bất công dành cho những người này, những người ra nước ngoài làm việc, thực sự đang đóng góp rất nhiều  cho nền  kinh tế Việt Nam…

Tôi nói với những người đó, là nếu tôi là những người lănh đạo,tôi sẽ làm như thế, nhưng mà  rất tiếc là họ lại nh́n tôi với cặp mắt thù hận, chống đối… tôi vẫn kêu gọi hợp tác mà…Có người hỏi là nếu tôi cho nhà nước CSVN ư kiến th́ tôi nói ǵ ? - Tôi nói là nếu có, th́ tôi khuyên họ nên hợp tác với các tổ chức phi chính phủ (NGO - Non Govement Organization), đồng thời chấm dứt việc cản trở, kiểm soát các tổ chức dân sự trong nước. Phải để cho họ hoạt động tự do. Các tổ chức phi chính phủ sẽ đưa thông tin chính xác đến đồng bào. Họ không biết ǵ về quyền lợi của các công nhân ở bên này. Họ chỉ biết là qua đây làm việc ngày 8 tiếng th́ được lănh 500 Đôla một tháng.  Mỗi ngày c̣n được làm thêm 4 tiếng đồng hồ  nữa, nên tính lại th́ cái tiền kiếm được gởi về Việt Nam trả cho môi-giới chỉ cần một năm là hết.

Người ta vẽ ra cho ăn cái bánh vẽ nư thế, nên đứa nào cũng thích qúa, hơn nữa cứ thấy những Việt Kiều về ăn chơi phung phí, tưởng là hễ ra được nước ngoài là sung sướng, nhưng mà đâu có biết là khi qua đây, có được 500 Đôla tiền lương đâu.

Làm việc ngày 8 tiếng, chưa trừ tiền ăn, tiền ở, tiền bảo hiểm, tiền phải đóng hàng tháng cho môi giới ở bên này, tiền 3000 đồng tiết kiệm chủ nó khấu trừ,  c̣n tiền thuế nữa. Tất cả là 6 khoản tiền phải trả. Nhiều nhất mà người công nhân ở bên này, trong 6 tháng đầu tiên làm việc 8 tiếng một ngày, họ chỉ nhận được vỏn vẹn có 300 Đôla Mỹ. Nếu đem nhân lên th́ lương một năm làm việc được 7.200 Đôla, nhưng ở Việt Nam phải kư nợ 8.000 Đôla để được qua bên này, kư nợ bằng cách thế chấp nhà cửa đất đai, nếu giá trị không đủ th́ phải thế chấp luôn tài sản của cha mẹ và của anh em nũa...

 

Đàm Văn Tiếu: Thưa Cha có em kể là nếu làm việc hết hợp đồng 2 năm, tức 24 tháng, th́ số tiềng phải trả cho môi-giới hết mất 20 tháng rồi, chỉ c̣n lại cho ḿnh có 4 tháng lương thôi, nếu may mắn được chủ gia hạn hợp đồng thêm một năm, lúc đó không phải trả tiền môi giới, th́ mới có thêm tiền.. 

LM Nguyễn Văn Hùng:  Cô đó c̣n may đó, hồi trước bên đây có t́nh trạng người giúp việc nhà, trong 3 tháng đầu không những không có tiền, c̣n bị âm tiền lương – khiếp chưa !.

 

Đàm Văn Tiếu: Con từng được coi một hợp đồng mướn người giúp việc nhà ở Hồng Kông, trong đó có những điều khoản hết sức minh bạch về việc bảo vệ quyền lợi của người giúp việc… Riêng người chủ phải trả cho cơ quan môi giới, số tiền bằng 70% lương tháng của người giúp việc, trả trong 6 tháng đầu.

LM. Nguyễn Văn Hùng:  Hồng Kông nó rất là hay, v́ nó từng là thuộc địa của Anh, ít nhất là trong suốt thời gian là thuộc-địa của Anh, các tổ chức liên quan đến vấn đề môi giới, nó đă có hệ thống và có luật pháp để mà kiểm soát. C̣n ở bên này không có cái đó, nó vẫn là cơ hội cho người ta bóc lột. Trước đây tôi có làm việc giúp các em, trực tiếp qua Internet với một số các công ty lớn như Adidas chẳng hạn, th́ chính họ rất ngạc nhiên… Hỏi tôi là sao lại kỳ vậy, tại sao các công nhân lại phải trả cái tiền cho môi-giới, thường th́ Môi-giới nó không được ăn tiền của công nhân, nó phải lấy tiền của chủ chứ, v́ Môi-giới đă bỏ công đi kiếm công nhân giúp cho chủ mà. Tại sao ở Đài-Loan chủ lại c̣n đi cấu kết với Môi-giới để lấy tiền của công-nhân vào làm việc cho ḿnh, thành thử ra Môi-giới nào mà lấy được nhiều mối lợi cho chủ, th́ chủ nó sẽ dành cho việc đi nhận người, cái cách liên kết này gọi là kick back.

 

Đàm Văn Tiếu: Thưa Cha ở Hồng Kông có khi chủ c̣n cho người giúp việc ngồi ăn chung mâm, với quan niệm xem họ là những người cộng tác.  

Cha Nguyễn Văn Hùng:  Đó là nhờ người ta có cái nhân-bản, ở bên này có khi đến bữa ăn, chủ nó bắt bới ra cái tô, cái khay như để cho chó ăn, rồi bắt ra ngồi chỗ gần chó mà ăn…

 

Đàm Văn TiếuThưa Cha họ coi thường ḿnh qua sức như vậy sao? 

LM Nguyễn Văn Hùng: Th́ ai làm cho họ coi thường  ḿnh, th́ chính phủ của ḿnh chứ ai. Có đời nào mà đại-diện chính phủ Việt Nam, lại đi thương lượng với chính phủ địa phương, để giảm mức lương của công nhân đánh cá của ḿnh, xuống thấp hơn mức lương căn bản…

 

Đàm Văn Tiếu: Thưa Cha, sao lại có thể như thế, nếu không tranh đấu cho anh em được tăng lương th́ thôi, sao có thể lại đi làm cái việc khốn nạn… 

LM. Nguyễn Văn Hùng:  Th́ vậy, họ coi thường ḿnh là phải và rồi khi có chuyện ǵ th́ há miêng mắc quai. Tôi từng đi họp ở một cục Lao-động địa phương, nơi có ba bốn chục chị em làm việc ở hăng cá đông lạnh. Họ phải ở trong các cái containers, mùa hè th́ nóng kinh khủng c̣n mùa đông th́ lạnh thấu tới xương, tay chân họ bị lở loét ra hết. Tiền lương th́ không được trả đến nơi đến chốn, bắt làm thêm giờ nhưng không trả lương phụ trội. Buổi họp đó có cả ông Trần Đông Huy, đại diện lănh sự quán Việt Nam lo về công nhân Việt Nam đi họp, nhưng từ sáng đến chiều, ông ta không mở miêng nói một câu nào. Tại sao vậy? - Tại v́ các công ty Môi-giới từng hàng tuần đem xe mời ông ta đi ăn. Đi đâu nó cũng lấy xe đưa rước…

Ngày hôm đó họp xong nó cũng lấy xe mời tôi đi ăn, nhưng tôi trả lời: Tôi không cần, tôi đi được. Ḿnh phải làm việc như thế, th́ ḿnh mới có tư cách để làm việc. C̣n ḿnh cứ lợi dụng người khác, đến khi ḿnh có chuyện cần phải làm th́ không làm được…  Cái hệ thống môi giới bây giờ nó có thể cấu kết được với cái hệ thống tham nhũng hối lộ ….. Những lời cuối của buổi nói chuyện với cha Hùng trước khi chia tay là:

Tôi gởi lời thăm các Bác trong Hội Cao Niên München, đă nhớ đến công việc của tôi và các anh chị em ở bên này. Xin các bác bằng vào tôn giáo riêng của ḿnh mà cầu nguyện cho công việc ở đây. Đối với tôi,tôi nghĩ là có thể làm được công việc này lâu dài, phải có sức mạnh về tâm-linh mới làm được. Hai Bác cho gởi lời thăm và cảm ơn chị (X) ở München đă yểm trợ, tôi sẽ dùng sự yểm trợ này để giúp một em mới đến Đài Loan có mươi ngày thôi, bây  đau tim nặng, bị nó cắt hết mọi bảo hiểm, đang nằm ở bệnh viện và điện thoại cầu cứu tôi, rất là tội nghiệp. Chúc hai bác về ngủ ngon và ngày mai lên đường bằng an và cầu nguyện cho nhau…

 

Đàm Văn Tiếu - Munich 1 tháng 5 năm 2010

 

H́nh cuộc họp báo tại trụ sở quốc hội Đài-Loan

    

       

Lúc chuẩn bị pḥng họp báo - Ông Trương người Đài Loan (h́nh Trái), cô Lê Mỹ Nga Việt Kiều ở Hoa-Kỳ

là trong số những nhân viên đắc lực làm việc tại Văn Pḥng Pháp Lư của cha Peter Nguyễn Văn Hùng

      

    

Các nạn nhân nghẹn ngào trong buổi họp báo, khi nói về trường hợp ḿnh bị các nghiệp-chủ bóc lột

      

    

Các cử tọa đă nổi nóng, với cách giải thích quanh co để chạy tội của đại diện  Bộ Lao Động Đài Loan (Phải)

     

    

Một Hội Viên HCN München (phải-giữa)  hiện diện giữa đông đảo các phóng viên truyền h́nh và báo chí Đài Loan


<< trở về đầu trang >>
free counters